Peng ci


Q: Tôi đọc được rằng tại Trung Quốc sẽ không ai giúp đỡ người bệnh hoặc nạn nhân trong các vụ tai nạn ở nơi công cộng bởi vì mọi người lo ngại việc họ sẽ bị buộc phải trả chi phí chăm sóc y tế cho những nạn nhân này. Điều đó có đúng không?
A: George Hu, làm việc tại Đại học Sydney

Điều này có thật đấy.
Và những tình huống như vậy được gọi bằng cụm từ “peng ci”, trong tiếng Trung nó có nghĩa là “va phải đồ sứ”. Cái tên này nhằm so sánh với việc bạn vào một cửa hàng và vô tình làm vỡ đồ gốm sứ thì chủ cửa hàng sẽ yêu cầu bạn thanh toán cho phần thiệt hại.
Mọi việc bắt đầu bằng một phiên tòa nổi tiếng xảy ra vào năm 2006.

Xu Shoulan v. Peng Yu – Wikipedia.

Người đàn ông tên Bành Vũ nhìn thấy một người phụ nữ lớn tuổi họ Từ ngã ở gần trạm xe buýt và bị gãy chân. Anh ta đã hành động như một “người Samari nhân hậu” và đưa người phụ nữ kia đến bệnh viện. Tuy nhiên, sau đó bà Từ nói rằng Bành Vũ phải chịu trách nhiệm cho việc bà ấy bị thương và yêu cầu anh thanh toán toàn bộ viện phí.
Sau đây mới là phần hấp dẫn này.
Tòa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho nguyên đơn và buộc Bành Vũ phải bồi thường thiệt hại mặc dù thiếu bằng chứng cụ thể, với lý do “không ai tốt bụng đi giúp đỡ người khác trừ khi họ cảm thấy có lỗi”.
Quyết định của quan tòa đã tạo nên một làn sóng chỉ trích rất lớn ở Trung Quốc, đồng thời cũng tạo ra rất nhiều “nghệ sĩ” ăn vạ. Họ thường là những người đàn ông hoặc phụ nữ lớn tuổi giả vờ bị thương trước người qua đường. Nếu có bất cứ ai đi qua và giúp đỡ họ thì sẽ bị những “nghệ sĩ” này yêu cầu bồi thường trách nhiệm.
Bên dưới là hình ảnh châm biếm cho việc này. Người đàn ông nằm trên đường muốn được bồi thường 300$ cho vết thương của mình. Người tài xế thì hoảng loạn và hoang mang liệu chiếc xe có thật sự tông trúng người đàn ông kia không. Còn cảnh sát thì đang yêu cầu vị “nghệ sĩ” ngưng giả vờ và đứng dậy.
Có 2 viễn cảnh đáng buồn xảy ra sau phiên tòa:
1. Những người qua đường giúp đỡ nạn nhân gặp tai nạn nhưng lại gánh chịu hậu quả nặng nề cho ý định tốt đẹp của mình.
2. Những người thật sự bị thương và trong tình trạng nguy kịch phải chết do không ai chịu giúp đỡ đưa họ đến bệnh viện, bởi vì mọi người đều sợ hãi sẽ bị liên lụy.
(Bạn có thể đọc thử phiên bản tiếng Trung của bài viết trên Wikipedia. Kể cả khi bạn không hiểu nội dung thì vẫn có một danh sách những người bị lừa và những người chết vì không được giúp đỡ).
Tuy nhiên, thời gian gần đây, một vài người đã nghĩ ra sáng kiến để giải quyết vấn đề này:
Bạn nhìn thấy một ông cụ bị ngã. Bạn ngay lập tức dừng lại ở đằng xa và lấy điện thoại ra để quay lại vụ việc. Bây giờ thì bạn có thể đến gần người đàn ông và hỏi: “Bác ơi, có phải bác tự ngã xuống không?”. Chỉ khi ông cụ trả lời là PHẢI thì bạn mới đến gần giúp đỡ ông ấy. Nếu sau này ông ta nói dối và cáo buộc bạn làm ông ta ngã thì việc của bạn đơn giản là đưa ra đoạn phim đã quay cho cảnh sát.
=============================
Bình luận của Khalid Elhassan:
Liên kết mà bạn đưa nói rằng Bành Vũ không đơn giản chỉ là một người qua đường vô tội. Anh ấy thậm chí thừa nhận rằng anh ta đã thực sự đẩy người phụ nữ kia và làm cho bà ấy ngã xuống dẫn đến bị thương.
Trả lời bình luận từ OP:
Cảm ơn. Bạn là người đầu tiên thực sự đọc bài viết có liên quan đấy.
Phiên bản mở rộng của câu chuyện này mà tôi biết như sau:
· Bành Vũ có rời khỏi xe buýt và sau đó thừa nhận anh ta có đụng trúng một ai đó, tuy nhiên anh ta không rõ liệu người kia có phải là bà Từ hay không.
· Có nhân chứng cho vụ án này. Một người đàn ông họ Trần đã ra làm chứng trước tòa và nói rằng ông ta nhìn thấy nạn nhân tự ngã. Ông cũng cung cấp thông tin rằng bà Từ đã nói sẽ không bắt bất kỳ ai chịu trách nhiệm khi Bành Vũ giúp đỡ bà ấy.
· Bà Từ phủ nhận tất cả những gì nhân chứng bên trên đưa ra.
· Phiên bản mở rộng của câu chuyện được công bố sau khi sự việc xảy ra khá lâu (khoảng năm 2011) vì vậy một số người đoán rằng đây chỉ là một hành động nhằm che đậy sự thật. Dù sao đi nữa phiên bản đầu tiên của câu chuyện cũng đã quá nổi tiếng.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thầy mình từng kể vụ này và đặt câu hỏi cho sv là nếu đi ngang qua có giúp ko. Có 1 bạn nam đứng lên từ chối thẳng là không, vì có vụ người đi đường giúp người bị nạn đến bv và bị gd nạn nhân đem dao đến bv đâm tại chỗ .Lý do bạn ấy đưa ra là làm việc tốt ko cần báo đáp, nhưng nếu việc giúp đỡ khả năng có đe dọa đến tính mạng của bạn ấy thì vạn ấy sẽ từ chối.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét