Trong công việc, chỉ có những người lãnh đạo độc đoán mới đưa ra chỉ thị, đầu việc cho nhân viên để họ làm con rối chứ không phải một con người, lãnh đạo giỏi là người biết phát huy khả năng của từng cá nhân để phục vụ tốt nhất cho công việc.
Những người giáo viên tuyệt vời nhất đều có một điểm chung: họ hỏi được những câu hỏi tuyệt vời. Những câu hỏi của giáo viên đã thôi thúc học sinh tìm kiếm những kiến thức ngoài sách vở, khơi gợi sự tò mò và cung cấp những góc nhìn mới. Những câu hỏi mà giáo viên giỏi đưa ra không phải để đánh đố học sinh, nó có mục đích phát triển khả năng suy nghĩ, tư duy sâu của một người.
Điều này thì có liên quan gì tới những nhà lãnh đạo giỏi?
Là lãnh đạo của một tập thể, bạn có thể có nhiều năm kinh nghiệm cũng như nền tảng của công ty bạn đang làm việc. Những thứ kia đôi khi khiến bạn nghĩ rằng công việc của mình là PHẢI đưa ra được câu trả lời đúng, PHẢI định hướng từng đường đi nước bước cho nhân viên. Thế nhưng, thực tế không đúng vậy.
Lãnh đạo giỏi là ai?
Còn nhớ mô tả về giáo viên giỏi bên trên chứ? Lãnh đạo giỏi cũng cần một số điểm tương đồng, họ phải có khả năng khơi gợi sự tò mò, sáng tạo và tư duy sâu của tập thể. Thiếu những thứ đó, câu trả lời hay giải pháp của tập thể không bao giờ toàn diện, nó cũng không thoả lòng những nhân viên cấp dưới khi ý kiến của họ không được sử dụng.
Mọi thứ bắt đầu với những câu hỏi chính xác, câu trả lời chỉ tốt khi câu hỏi tốt, giải pháp chỉ hoàn thiện khi vấn đề xuất sắc.
Tất nhiên, hỏi được một câu hỏi tốt chưa bao giờ là điều đơn giản, nó yêu cầu chúng ta có tầm nhìn lớn cũng như câu hỏi phải động viên được nhân viên làm mọi thứ cùng bạn. Những câu hỏi này không được xúc phạm, xâm phạm người khác nhưng nó cũng đồng thời phải mở ra được ý tưởng, góc nhìn mới. Một câu hỏi tốt đôi khi còn khó hơn gấp nhiều lần câu trả lời.
Mặc dù vậy, đôi khi cuộc sống nhẹ nhàng hơn với chúng ta, có những câu hỏi đơn giản người lãnh đạo vẫn có thể sử dụng hàng ngày và hiệu quả nó mang lại sẽ khiến bạn mỉm cười.
"Từ từ, cái gì cơ?"
Chúng ta là con người mà, chúng ta thường xuyên đi tới kết luận khi chưa có đủ thông tin. Chúng ta nghe quá ít khi đưa ra một ý kiến và nó là khởi nguồn của những quyết định sai lệch, những đánh giá thiếu sót. Một người lãnh đạo tốt sẽ hiểu rằng khi thông tin chưa đủ, chúng ta chưa để đưa ra quyết định vì nó sẽ khiến ta bỏ lỡ quá nhiều cơ hội tiềm năng.
Câu hỏi phía trên nên được sử dụng thường xuyên để người lãnh đạo nắm bắt vấn đề tốt hơn, đặc biệt là khi có những thứ không đúng trong quá trình làm việc. Mỗi khi đưa ra quyết định, hãy xem mình đã có đủ thông tin chưa và đừng ngại sử dụng câu hỏi khi cần thiết.
"Sẽ ra sao nếu...?"
Trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng cụm này, nó khiến chúng có những câu hỏi độc đáo hơn người lớn. Chúng thường có những câu hỏi ngây ngô dạng như "sẽ ra sao nếu bầu trời có màu xanh lá cây?", "sẽ ra sao nếu người bay được?"... ngô nghê là thế, nhưng những câu hỏi này kích thích sự tò mò của người nghe, buộc người nghe phải suy nghĩ và đưa ra nhận định về những vấn đề này.
Lãnh đạo cũng vậy, họ luôn cần ý tưởng mới, góc nhìn mới cho tập thể phát triển hơn, vì thế đừng ngại hỏi câu hỏi trên. Đôi khi nó cũng là một cách hợp lý, nhẹ nhàng để phủ nhận một vấn đề. Nhiều khi bạn nhận thấy một vấn đề chưa đúng, sử dụng "sẽ ra sao" sau đó đưa ra ý kiến cá nhân của mình sẽ khiến người nghe cảm thấy nhẹ nhàng, không bị xúc phạm.
"Liệu chúng ta có thể?"
Đã bao giờ bạn gặp một cuộc họp mà mọi thứ đi vào thế bế tắc? Công việc thì trì trệ và thời gian thì như ngừng lại? Mọi người bắt đầu phân tán suy nghĩ và rồi mọi thứ chẳng đi tới đâu. Đây là lúc hợp lý để sử dụng câu hỏi phía trên. Đôi khi người lãnh đạo cần sốc lại tinh thần của cả tập thể, đưa họ về chung một con thuyền.
Hãy tập trung vào những thứ cơ bản nhất, cốt lõi của vấn đề. Nhiều khi quá trình họp, công việc căng thẳng khiến ta quên mất mục tiêu của tập thể, thứ mà tất cả cùng nhìn tới. Hoặc đơn giản hơn là đôi khi bạn muốn yêu cầu mọi người bắt đầu lại, sử dụng câu hỏi trên hoàn toàn hợp lý.
"Tôi giúp được gì?"
Giúp đỡ lẫn nhau là một trong những đặc tính khiến con người trở thành con người. Là một tập thể, mỗi người cần nương tựa vào nhau để xử lý những khó khăn, thách thức trong công việc. Trong môi trường cạnh tranh, ai cũng muốn mình trở thành anh hùng, một tay che cả bầu trời và một mình xử lý mọi chuyện. Thế nhưng, có mấy người làm được.
Thay vào đó, khi một thành viên hay tập thể gặp vướng mắc, hãy sử dụng kiến thức của mình để giúp họ. Hỏi xem họ cần thêm tư liệu nào không hay đơn giản chỉ là khích lệ tinh thần, tăng tính đoàn kết cho tập thể.
"Thứ gì thật sự quan trọng?"
Tưởng chừng là một câu hỏi vô nghĩa và chẳng mấy người sử dụng. Thế nhưng trong một tập thể, mọi người cần có một cái đích chung, tầm nhìn chung để mọi thứ đi đúng hướng. Đã bao giờ bạn gặp một nhóm cùng làm một đầu việc với nhau nhưng họ không thể thống nhất được ý tưởng, không thể đưa ra định hướng chung?
Đây là lúc để thống nhất lại tập thể, đơn giản hoá vấn đề. Thay vì làm việc với từng cá nhân để xem họ sai ở đâu, tại sao không hỏi nhóm của mình đâu mới là thứ quan trọng? Những người làm được việc sẽ tự biết điều chỉnh để đi tới cái đích chung, mọi việc sẽ không còn rối loạn lên nữa.
Kết
Tất nhiên còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và vấn đề mà những người lãnh đạo mới có thể sử dụng những câu hỏi nêu trên. Thế nhưng, để trở thành một người lãnh đạo tốt,thành công họ nên sử dụng câu hỏi càng nhiều càng tốt. Đừng cố tỏ ra độc tài và điều khiển từng đường đi, nước bước của nhân viên, hãy để cho họ phát triển, họ là một tập thể, có nhiều hơn 1 cái đầu và ý tưởng, ý kiến của họ nhiều khi hoàn thiện hơn những gì lãnh đạo nghĩ.
Luyện tập cách đặt câu hỏi sẽ là thứ hữu ích để hiểu tập thể hơn, sản sinh thêm nhiều ý tưởng mới, khích lệ chung và luôn tập trung vào thứ gì quan trọng nhất.
=================================================================
=================================================================
Ba con sói đi đầu (Khoanh đỏ) là những con già hay bệnh. Đây là những con chậm chạp nên đi đầu với mục đích là tạo & tốc độ di chuyển cho bầy sói. Mục đích chính là không có con nào bị bỏ rơi trong tình huống bầy sói bị tấn công.
Năm con trong nhóm khoanh màu vàng là những con khoẻ mạnh nhất và giỏi nhất. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ mặt trước của bầy sói, trong trường hợp chúng bị tấn công.
Nhóm nằm giữa là nhóm luôn đc bảo vệ & an toàn trong tình huống có bất kỳ sự tấn công nào.
Nhóm 5 con sau (khoanh màu xanh) cũng là 5 con khoẻ mạnh và giỏi nhất. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ mặt sau của bầy trong tình huống có tấn công bất ngờ từ phía sau.
Con cuối cùng. Đây chính là con ĐẦU ĐÀN. Nó đi sau cùng để bảo đảm là không có bất cứ thành viên nào trong bầy bị tụt lại phía sau. Nó luôn đi sau cùng để giữ cho nhóm luôn là 1 bầy đoàn kết & đi cùng 1 hướng. Nó đi sau cùng để có thể chạy nhanh ra bất cứ hướng nào để bảo vệ cho cả đàn trong tình huống xấu nhất.
Bài học: Lãnh đạo,không phải chỉ là đi tiên phong. Mà cái chính là phải quan tâm đến những thành viên trong nhóm mình lãnh đạo.
Thậm chí lãnh đạo luôn là người ăn sau cùng.(Simon sinek)
Thậm chí lãnh đạo luôn là người ăn sau cùng.(Simon sinek)
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét