Nghệ thuật Tatoo


“Biết split-tongue không?”
“Gì thế? Lưỡi chẻ đôi?”
“Ờ. Giống lưỡi rắn hay lưỡi thằn lằn ấy. Lưỡi người cũng có thể làm thế được.”
Hắn thong thả bỏ điếu thuốc ra khỏi miệng, thè lưỡi. Đúng là đầu lưỡi hắn tách làm hai như lưỡi rắn. Tôi mê hoặc nhìn trong lúc hắn khéo léo đưa đầu lưỡi bên phải lên, kẹp điếu thuốc vào giữa hai nhánh.
“…Oao!”
Đấy là cuộc gặp gỡ của tôi với split-tongue.
“Thử cải tạo cơ thể không?”
Một cách vô thức, tôi gật đầu trước lời rủ rê của hắn.
Split-tongue chủ yếu được dân điên chơi, bọn này gọi đó là cải tạo cơ thể.
“Đầu tiên phải bấm khuyên lưỡi, sau đó dần dần nới rộng cái lỗ ra, rồi buộc chỉ nha khoa hoặc chỉ câu vào phần thịt còn dính lại, cuối cùng cắt đứt chỗ đó bằng dao mổ hoặc dao cạo, thế là xong.” Hắn chỉ cho tôi cách làm.
Nghe đâu hầu hết dân chơi đều chọn cách này, tuy cũng có kẻ dùng dao mổ ngay mà không thèm bấm khuyên.
“Có sao không? Cắt lưỡi thì chết chứ còn à?”
Người Rắn thản nhiên đáp:
“Không sao, bọn chúng lấy sắt nung gí vào lưỡi để cầm máu. Làm cách này nhanh thật đấy nhưng tao vẫn chọn đằng đục lỗ. Mất thời gian nhưng vết đứt đẹp hơn là cắt cái xoẹt.
Tưởng tượng ra cảnh gí thanh sắt nung vào cái lưỡi đầm đìa máu, cánh tay tôi nổi da gà.
Rắn và Khuyên lưỡi. Kanehara Hitomi
Đương  nhiên là split-tounge thì chẳng liên quan gì đến tattoo cả. Nhưng mình xin trích dẫn đoạn trên đây để các bạn ban đầu nắm được là nhìn chung, cái bọn ‘cải tạo cơ thể’ có chiều hướng điên đến mức nào! Và xét trên cả khía cạnh xã hội học, nhân loại học, logic học hay là gì đi nữa thì tattoo đúng là một kiểu cải tạo cơ thể còn gì.
Cũng phải nói thật là, từ lâu rồi tớ đã thích hình xăm. Và thú thật trong cái list 100 điều cần làm trước khi chết của tớ, luôn có một mục rất trang trọng được gọi là ‘get a tattoo’. Nói nôm na ra thì đấy là ước mơ mang tính cá nhân trong độ tuổi tiền mãn teen của tớ (mà thực ra ‘ước mơ’ của tớ chẳng có cái nào là không mang tính cá nhân cả hehe).
Vì sao á? Có lẽ là vì tớ hơi có một tí máu nghệ thuật ở trong người. Tớ vốn thích hội họa, âm nhạc và gái đẹp mà haha Cũng rất có thể là vì tớ thích cả nhạc Rock nữa. Với tớ hình ảnh các anh rocker xỏ khuyên và xăm mình, tóc dài lượt thượt và hơi bết một tẹo vì bẩn, ôm cây guitar điện giật rũ rượi và điên cuồng với một vẻ bất cần đời trong mới thật là cool làm sao!!! Với cả, hình xăm là một cái gì đấy thật sự rất riêng tư, cứ như kiểu một sự ấn định về bản thân vậy. Vì vậy, tớ nghĩ tattoo đôi khi chính là logo trong cái gọi là thương hiệu cá nhân.
Với cái suy luận mang tính thời đại ấy, tớ cứ ấp ủ mãi việc kiếm một mẫu hình xăm thật đẹp vì xét cho cùng, nó là một nghệ thuật. Mà cái gì đẹp và mang tính nghệ thuật thì cũng ở tầm cao hơn so với những cái không đẹp hoặc không mang tính nghệ thuật (chỉ đánh giá trên khía cạnh thẩm mỹ thôi nhá). Sau nữa, là nó phải mang một ý nghĩa, một thông điệp hoặc cảm xúc cụ thể nào đó như là tình yêu, hi vọng, niềm tin hoặc đau khổ. Bởi vì giả sử có đứa hâm nào tò mò hỏi tớ: “Bạn hiền xăm cái gì đấy?” thì tớ còn được dịp bốc phét cho nó một bài về này nọ. Chứ chả lẽ lại bảo “Chả có gì đâu, mềnh xăm vớ vỉn cho vui ấy mà” thì có phải là vừa hết chuyện để nói, vừa bị đánh giá không? Thời buổi này mà bị đánh giá là mệt lắm, thật đấy, hết phấn đấu gì nữa luôn đấy =]] Và cuối cùng, nó phải nói lên được một điều gì đấy về con người tớ. Có nghĩa là khi nhìn vào hình xăm kia, người ta phải hình dung ngay được về tớ, về tính cách của tớ hay những tai hoạ mà tớ có thể sẽ gây ra trong cuộc đời người ta (làm gì cũng phải phòng ngừa trường hợp xấu nhất mới được).
Với một mức độ đòi hỏi hơi bị phức tạp về tiêu chí hình xăm như thế, tớ đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu và tìm cảm hứng cho ý tưởng nghệ thuật. Khốn một nỗi là cho đến giờ đầu óc vưỡn chưa sáng ra được một tẹo nào cả. Trong quá trình miệt mài tìm kiếm và nghiên cứu ấy, câu hỏi về việc tại sao con người lại thích xăm mình và này nọ cứ lởn vởn trong đầu óc tớ. Vì zậy, tớ cũng quyết tâm tìm ra được câu trả lời. Cũng may, là với thời buổi công nghệ thông tin như bi giờ, chỉ cần google một phát là ra; và chẳng có gì là không có ở Wikipedia cả (chứ không phải là WikiLeak chuyên trang về chính trị đâu nhá). Hôm nay, nhân dịp ngày lành tháng đẹp, mình xin được xào nấu một tẹo và trưng lên đây mời các bạn thưởng thức ^^
I. Lịch sử của tattoo
Xăm mình (tattoo) được hiểu nôm na là việc cải tạo bề mặt của cơ thể bằng cách bơm một loại mực không thể xoá được vào hạ bì (lớp da nằm dưới biểu bì) và làm thay đổi màu sắc của da nhằm mục đích trang điểm hoặc các mục đích khác.
Rất khó để đưa ra một con số chính xác về năm tattoo chính thức xuất hiện trên thế giới này. Chỉ biết là nó xuất hiện từ nhiều nhiều thế kỷ trước đây, nghe đâu là từ thời kỳ đồ đá, khi mà lũ người chúng ta vẫn chưa khác lũ vượn là mấy, vẫn còn ăn lông ở lỗ và không có internet như bây giờ. Bằng chứng cổ xưa nhất về hình xăm mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được là trên cơ thể của một xác ướp người Ai Cập cổ đại vào thời kỳ 2 triệu năm trước công nguyên.
Lịch sử tin rằng, tattoo xuất phát từ những dân tộc thiểu số như Ainu của Nhật, Bersber của Tamazgha, Bắc Phi; Maori của New Zealand; người Ả Rập ở Đông Thổ Nhĩ Kỳ hay người Atayal ở Đài Loan đều có hình xăm ở mặt. Trong tiếng Anh, ‘tattoo’ là một từ mượn, gốc của nó là từ ‘tatau’ xuất phát từ Samoan. Chính các thuỷ thủ  là những người đã mang từ ‘tattoo’ và khái niệm về xăm mình đến với thế giới văn minh của người châu Âu một thời bị mờ mắt bởi cái gọi là những con chiên ngoan đạo. Mà cụ thể ở đây là vào năm 1769 bởi nhà tự nhiên học tên Joseph Bank khi ông đi thám hiểm trên con tàu của Cook (phải chú thích một phát là trong lịch sử thì Cook có tiếng là rất ác và man rợ hehe).
Ngày nay, tattoo còn được biết đến với những tên gọi như  là ‘Ink’, ‘Tats’, ‘Art’, ‘Shign-Dings’, ‘Pieces’, hoặc ‘Work’; và người làm công việc này thì được gọi là “Nghệ sĩ xăm mình” hoặc là “Nghệ nhân” nếu có tay nghề cao với quá trình lao động miệt mài và sáng tạo. Ở Việt Nam mình, hình như người làm trong ngành này vẫn chưa được Nhà nước công nhận danh hiệu ‘nghệ nhân’ thì phải.
II. Mục đích
Người ta xăm mình vì nhiều mục đích khác nhau như tôn giáo, thẩm mỹ, phân định vị trí xã hội, đánh dấu, y học, etc. Phổ biến nhất phải nói đến hành động xăm mình với mục đích thẩm mỹ. Theo thời gian, thế giới ngày một thay đổi với việc cởi mở hơn trước những cái mới và việc thể hiện bản thân. Theo đó, việc có một hình xăm trên cơ thể một người trở thành một việc rất tự nhiên và được đón nhận rộng rãi. Về mặt thẩm mỹ nói chung, hình xăm mang tính chất như một thứ trang sức. Nó có ý nghĩa như việc các chị em phụ nữ đeo vòng vèo hay khuyên tai vậy; chỉ khác một điểm duy nhất là thứ trang sức đặc biệt này mang tính chất vĩnh viễn và unisex. Còn một điều nữa, ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, xăm mình không chỉ bị bó hẹp trong phạm vi trang trí mà còn được mở rộng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Điển hình, kỹ thuật xăm mình được áp dụng để xăm môi hoặc lông mày cho các chị em tại các trung tâm thẩm mỹ, nhờ đó chị em sẽ có nét mày ngài như ý mà không cần phải tốn nhiều công sức gọt giũa hoặc đôi môi đầy đặn, gợi cảm.
Từ thời kỳ xa xưa, rất nhiều bộ lạc trên trái đất áp dụng hình thức xăm mình nhằm mục đích chữa bệnh. Xác ướp có tên Otiz the Ice Man thuộc thời kỳ đồ đá được tìm thấy tại Thung lũng Otz thuộc dãy Alps vào năm 1991 có khoảng 57 hình xăm là những chấm và đường đơn giản ở vùng bên dưới xương sống, khoeo chân trái, và ở mắt cá chân phải. Những hình xăm này được tin là nhằm mục đích chữa bệnh vì chúng ở vào vị trí của các huyệt đạo trong thuật châm cứu. Tương tự như vậy, thuật xăm mình trên khuôn mặt cũng rất phổ biến ở một số dân tộc thiểu số của Đài Loan, Trung Quốc.
Việc xăm mình nhằm mục đích nhận dạng cũng rất phổ biến trong giới ngoại giao hoặc quân đội, đặc biệt là hải quân vì các hình xăm vẫn còn nguyên vẹn cho dù lớp biểu bì có bị phân huỷ và ngày trước làm gì có mấy cái trò phân tích DNA phức tạp và reo rắc nhiều bất hạnh như bi giờ. Cho đến nay, Hải quân Hoàng gia Anh vẫn xem trọng những thủ tục này và coi đó như một thứ truyền thống danh dự vậy. Tuy nhiên, việc xăm mình không phải bao giờ cũng là một hành động mang ý nghĩa tích cực và tự nguyện. Thời điểm chủ nghĩa phát xít bùng nổ, Đức quốc xã vẫn thường xăm số hiệu lên cơ thể những nạn nhân trong các trại tập trung. Các tù nhân thường bị xăm mã số tù vào cánh tay trái nhằm mục đích dễ phân biệt kể từ khi có quá nhiều người bị chết trong trại tập trung thay cho việc khâu số tù vào quần áo như trước đây. Tù nhân Do Thái sẽ có hình tam giác bên cạnh số hiệu tù trong khi tù nhân Rumani có thêm chữ Z (vì trong tiếng Đức, ‘zingeuner’ có nghĩa là ‘gypsy’).
Xăm mình còn là một động thái rất được chuộng trong giới tội phạm. Dù không thể phủ nhận được cái đẹp mà một hình xăm mang lại (trong giả định thợ xăm có tay nghề cao), việc sở hữu một hình xăm mang đến rất nhiều đau đớn về mặt thể xác. Do đó, sở hữu một hình xăm khủng được xem như là một biểu tượng về lòng dũng cảm của người sở hữu. Chả thế mà trong giới tội phạm, dù ở châu Mỹ hay châu Á, các tù nhân từ thời xửa thời xưa đều rất thích xăm mình. Hình xăm thể hiện thứ bậc của họ ở trong giới giang hồ, băng đảng mà họ đi theo hay những tội ác mà họ phạm phải etc. tất tần tật đều được trưng trên cơ thể. Chính vì thế mà bài học đầu tiên cho những kẻ tập tõm ‘vào nghề’ là tìm hiểu về ý nghĩa của các hình xăm. Chẳng hạn giới mafia của Nhật thường được biết đến với thuật ngữ ‘yakuza’ chuộng việc xăm toàn bộ cơ thể theo phong cách truyền thống ở Nhật Bản (tebori). Ở Mỹ, tù nhân xăm hình nước mắt lên người sẽ được xem là biểu tượng của việc giết người, với mỗi một giọt nước mắt là một người anh em đã ngã xuống ‘khi làm nhiệm vụ’. Giới giang hồ Việt Nam thì chuộng những hình long lân hay hổ báo vì mấy con vật loại này trông qua là đã thấy toàn thứ dữ cả, ai mà chẳng phải kinh sợ cơ chứ.
III. Hình thức & Phương pháp
Người ta có thể xăm mình bằng nhiều kiểu hay chất liệu khác nhau. Ở một số nơi không được văn minh lắm trên trái đất, mực xăm là một hỗn hợp được tập hợp từ một chất keo và tro than, sau khi trộn đều hai thành phần này lại thì cho ra đời một hỗn hợp được gọi ngắn gọn là mực xăm. Dụng cụ (bút) xăm thường là một cây kim to hoặc một mảnh kim loại có đầu nhọn, không gỉ. Sau khi vẽ phác hình xăm lên cơ thể, thợ xăm sẽ dùng một dụng cụ có sức nặng (như búa chẳng hạn) đập vào mảnh kim loại, các chi tiết dần được hình thành thành một bức tranh hoàn chỉnh khi các công đoạn này kết thúc. Bởi lẽ đó nên phương thức xăm cổ điển này mang lại nhiều đau đớn và tính rủi ro cao nhất. Nếu ai đã từng đọc Hồi ký Bão lòng từng một thời gây xôn xao dư luận của tác giả Gia Nguyễn vào mấy năm về trước, sẽ biết rằng phương thức xăm cổ điển này cũng được áp dụng trong môi trường tù ntn. Theo lời tác giả, việc xăm mình được chuẩn bị có công phu mà không công phu bởi tất cả các nguyên vật liệu cần thiết và ngay đến hành động xăm cũng là hành động bị cấm tuyệt đối. Dụng cụ gồm có mấy cái kim cùng với mực tàu được gửi mua ở ngoài, nếu không thể lo được nguồn mực tàu thì các tù nhân sẽ vận dụng tới phương thức cậy đế kếp của đôi “gà” (dép Biti’s) để đốt lấy muội đen làm mực. Theo lời tác giả, vụ xăm mình đang dang dở thì bị bại lộ do ‘chích’; kết quả là hai chú bị cho đi ‘cùm’ (biệt giam) trong 10 ngày, tác giả không bị đưa đi ‘cải tạo’ vì có một nhân vật ‘anh hùng’ đứng ra chịu tội thay theo đúng kiểu tình nghĩa giang hồ.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày nay người ta xăm mình bằng máy. Đây là loại máy có kim ở đầu và ống đựng mực ở phía sau. Máy này sẽ hoạt động như một máy khâu, kim mang theo mực vào trong da theo từng giọt nhỏ. Một số show truyền hình như Miami Ink, hay L.A Ink của kênh Discovery Travel & Living thu được rating rất cao cùng với sự quan tâm đặc biệt của các vị khán giả bởi những hình xăm đẹp được thực hiện với kỹ thuật cao và cả những câu chuyện cảm động ẩn sau những tác phẩm đó (như tưởng nhớ một người thân đã ra đi, kỷ niệm về tình yêu, một lời nhắc nhở bản thân cần phải mạnh mẽ hơn …). Chính nhhững chương trình như thế đã góp phần tạo nên những cái nhìn mới về việc xăm mình nơi công chúng, khiến nó được đón nhận như một nghệ thuật có chiều sâu chứ không phải là thứ hành động liều lĩnh, và vô nghĩa mà chỉ có lũ đầu trộm đuôi cướp hay chơi bời lêu lổng mới dám làm.


Độc đáo hơn, sành điệu hơn thì người ta xăm bằng mực phản quang, bằng sữa. Với hai loại này, thì bình thường không thể nhìn thấy được hình xăm, chỉ khi uống rượu bia vào, hưng phấn lên hoặc trong bóng tối thì xăm mới nổi. Nhưng nói chung kiểu xăm này mang nhiều yếu tố rủi ro tiềm tàng hơn, với cả cũng vì nó độc đáo quá nên nhìn chung không phải ai cũng dám chơi.
Ở xã hội thế giới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, ngày trước, chỉ có dân anh chị mới xăm hình đại bàng, cọp báo; chỉ có dân cave mới dám xinh hình hoa hồng, trái tim chứ còn đối tượng khác mà tấp tểnh đi xăm mình là thể nào cũng bị đánh giá. Chứ thời buổi bây giờ, xã hội Việt Nam với trên 60% dân số ở độ tuổi lao động thì ngay đến cả việc đi bar, đi vũ trường cũng chỉ là một loại hoạt động giải trí mang tính … lành mạnh. Cùng với sự thay đổi trong cách nhìn của xã hội, xăm mình ngày nay không còn là đặc quyền của dân giang hồ nữa. Trong các toà cao ốc văn phòng, đôi khi vẫn được thấy các cô nàng mặc đồ công sở, tóc búi cao khoe khéo các hình xăm gợi cảm và đầy nghệ thuật ở gáy, ở bàn chân… Thành thử, nếu ấy nào có lỡ nhìn thấy một em gái diện quần cạp trễ lộ hình xăm nơi ngang thắt lưng khi phóng xe máy vượt mặt mình thì cũng đừng vội đánh giá người ta là không phải con gái nhà lành. Vì biết đâu, họ không những không phải là loại người hư hỏng, mà lại còn có học thức, có văn hoá, có thành đạt trong xã hội, và còn có cá tính đầy mình! Tớ ước gì, tớ cũng sớm được trở thành loại người như thế hehe

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét