BÌNH LUẬN BÓC PHỐT CHẤT NHẤT :v (từ vozer)
Thứ 1, public interface=0x7f. Interface là reserved keyword trong java, không dùng để đặt tên cho biến, nên không gán được cho value. Mà nếu viết interface thì viết như class chứ ai gán cho 1 value. Nói chung lỗi syntax tè le.Thứ 2, chỉnh cái openCV làm gì v, được cái gì?
Thứ 3 đọc cái khung đỏ đầu tiên, tiếng anh đọc không phải dân chuyên ngành cũng hiểu sơ sơ. Thứ 4 tất cả đều thông qua cái smartphone... Cái đồng hồ kia là vô nghĩa... Vì họ câm điếc chứ không mù
Một chữ bẻ đôi về code không biết. Điện tử lại càng không. Ý tưởng thì đầy trên mạng.
Khen ở chỗ diễn sâu và thuyết trình tốt thôi. Nói thật cho người chưa đi thi bao giờ hiểu. Đây là ISEF không phải là đi thi ý tưởng. Và chỉ là chỗ để mấy trường đua thành tích or nhà giàu là chính. Những dự án do tài năng thật sự làm rất hiếm. Phần lớn là do thầy cô làm cho, hoặc thuê người làm r xách đi thi. Không biết 2 em này qua vòng trình bày kiểu gì. Nhưng đã đầu xuôi đuôi lọt thì thôi. Còn quay vid up lên, mà up vid chưa hung, đã vậy còn khoe sự thiếu hiểu biết của mình ra cho họ thấy. Nguồn Voz
Ảnh chụp ở 1m45s:
NHẬN XÉT CHÂM BIẾM TỪ DAYNHAUHOC :v
Nhận xét cá nhân:
- Hai nữ sinh này rất thông minh. Dù là một em chuyên toán , một bé chuyên Anh, chỉ mới học Pascal nhưng đã biết dùng Java để lập trình một thiệt bị phần cứng nhận diện giọng nói tiếng Việt, nhận diện hình ảnh. Phải nói là dân lập trình lâu năm như mình thấy rất là hổ thẹn.- Dù thông minh nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên các em còn chưa Active được Windows. Và các em chả thèm crack luôn. Thật là ngưỡng mộ tình thần hai em.
- Kĩ thuật lập trình siêu đẳng: Nhìn vào con trỏ chuột đang soạn dở, có thể thấy em này đã dùng một phép gán thần thần thánh cho cái gọi là interface. Đây là một kĩ thuật mà đến Bill Gate cũng phải thán phục. Hoặc có thể em đã tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới giống như Java mà interface không nằm trong từ khóa.
- Một điều nữa chứng minh hai em là thiên tài đó là chỉnh sửa lại file R.java của thư viện OpenCV. Thật là một ý nghĩ táo bạo, chứng tỏ tài năng của hai em này.
Ảnh chụp ở 1m53s:
Nhận xét cá nhân
- Không nhưng thành thạo Java, hai bạn xinh đẹp này còn bá về C. Code hơn 90 dòng rồi mà file vẫn chưa hề lưu, chưa hề đặt tên. Quá ngưỡng mộ.- Các em rất yêu tiếng Việt nồng nàn qua từng dòng code: cho dù là code bằng tiếng anh, nhưng các em không quên chèn vào những comment đáng yêu bằng tiếng việt ở những vị trí không ngờ đến. Quá yêu các em
Còn các bác còn bình luận gì thêm, vui lòng không vùi dập "tài năng trẻ". Topic của mình mục đích là để chứng minh các em với trình độ "cao" như thế có đủ khả năng làm ra sản phẩm hay không:
Mục đích bài viết của mình là nói về cuộc thi Intel ISEF Vietnam (Sáng tạo khoa học kĩ thuật): Cuộc thi kiểu này càng ngày càng nát. Những sản phẩm ở đây phần lớn đều là do giáo viên, giáo sư tiến sĩ, hoặc một nhân vật nào đó làm. Các em chỉ là nhưng người mang sản phẩm đi thuyết trình. Đó có phải là dối trá không? Đó có phải là hủy hoại nền giáo dục không?
Trắng trợn tới mức có nhiều em còn quá ngây thơ, trong khi đó lại có sản phẩm thuộc dạng siêu phẩm. Và không có một cánh tay nào lên ý kiến? Mình không bới móc hai bạn nữ, chủ yếu là để cho mọi người thấy hai bạn này là một nạn nhân của chạy đua thành tích giáo dục ở Việt Nam.
Giáo dục thối nát? Nhà trường khuyến khích các em lừa dối để lấy thành tích. Những sản phẩm mà mình không hề hiểu gì, không biết nó làm như thế nào cũng rêu rao là "Em đã làm sản phẩm này!".
Thêm một vấn đề nữa đưa tin về hai em này là đài truyền hình Việt Nam VTV3. Một đài truyền hình lớn nhất Việt Nam. Đến đây mình không muốn nói gì thêm nữa. Cả một đất nước tệ vcl.
FULL BÀI GIẬT TÍT CỦA CÁC BÁO LỚN THAY NHAU ĐĂNG ĐỂ PR TÊN TUỔI
(Các báo kenh14, vtv, genk ... hiện đã xóa :v. Nhưng rất tiếc, cache của google vẫn còn)
Nữ sinh Hải Phòng sáng chế đồng hồ thông minh giúp người câm điếc
Hai nữ sinh lớp 11 trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã sáng chế chiếc đồng hồ thông minh giúp người câm điếc giao tiếp."Trong một lần trường tổ chức giao lưu với các bạn câm điếc, chúng em không biết làm cách nào giao tiếp với họ nếu như không có sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn", Trần Thị Trang Ngân, lớp 11 chuyên Toán, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, nói.
Từ thực tế ấy, Trang Ngân và Nguyễn Hiền Thảo Chi (lớp 11 chuyên Anh) đã tạo ra chiếc đồng hồ đa năng có tên "Mind Hand". Nó không chỉ hỗ trợ trong giao tiếp, mà còn giúp người câm điếc nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Đồng hồ thông minh giúp người câm điếc nói chuyện Trần Thị Trang Ngân và Nguyễn Hiền Thảo Chi đã sáng chế chiếc đồng hồ đa năng có tên gọi "Mind Hand".
Hai nữ sinh lớp 11 cho biết thiết bị được tích hợp kỹ thuật xử lý hình ảnh và âm thanh. Chiếc đồng hồ sẽ liên kết với điện thoại thông minh để chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu của người câm điếc thành giọng nói và giọng nói thành chữ viết.
"Mind Hand" gồm có 3 chức năng: Hiển thị giờ, báo rung khi có tiếng ồn xung quanh (tiếng trẻ con khóc, còi, báo cháy...), hiển thị chữ viết được chuyển hóa từ giọng nói. Nhờ đó, người câm điếc có thể thoải mái giao tiếp. Sản phẩm này trông không khác chiếc đồng hồ thông thường.
"Chúng em thấy rằng nếu người câm điếc đeo găng tay hỗ trợ, họ sẽ cảm thấy khác biệt trong giao tiếp với xung quanh. Vậy nên, chúng em tạo ra thiết bị thật nhỏ gọn để họ hòa nhập hơn và không bị người khác nhìn bằng ánh mắt phân biệt", Trang Ngân chia sẻ.
Chiếc đồng hồ lúc đầu khá cồng kềnh và chỉ có 2 mạch điện. Sau vài lần nâng cấp, sản phẩm trông nhỏ gọn, xinh xắn và có 3 mạch điện.
Nói đến công nghệ một cách say mê, không ai nghĩ rằng Trang Ngân và Thảo Chi đều không học chuyên về kỹ thuật. Một người học chuyên Anh, bạn còn lại chuyên Toán. Hai nữ sinh phải tự mày mò và học trên mạng rất nhiều.
"Ở trường, chúng em mới chỉ học ngôn ngữ Pascal và lập trình C. Chúng em đã phải học thêm qua các trang mạng", Thảo Chi nói.
Sản phẩm nhỏ gọn nhận được sự ngưỡng mộ của sinh viên ngành lập trình. Ảnh cắt từ clip.
"Mind Hand" vượt xa nhiều sáng chế tương tự ở thời điểm hiện tại nhờ được lập trình với hàng trăm câu thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Hai nữ sinh bày tỏ trong tương lai, họ sẽ phát triển nội dung của ứng dụng với những chủ đề chuyên sâu hơn, mở rộng ra nhiều ngôn ngữ để giúp người câm điếc không chỉ giao tiếp với bạn bè trong nước, mà cả với bạn bè quốc tế.
Nói đến công nghệ một cách say mê, không ai nghĩ rằng Trang Ngân và Thảo Chi đều không học chuyên về kỹ thuật. Một người học chuyên Anh, bạn còn lại chuyên Toán. Hai nữ sinh phải tự mày mò và học trên mạng rất nhiều.
"Ở trường, chúng em mới chỉ học ngôn ngữ Pascal và lập trình C. Chúng em đã phải học thêm qua các trang mạng", Thảo Chi nói.
Sản phẩm nhỏ gọn nhận được sự ngưỡng mộ của sinh viên ngành lập trình. Ảnh cắt từ clip.
"Mind Hand" vượt xa nhiều sáng chế tương tự ở thời điểm hiện tại nhờ được lập trình với hàng trăm câu thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Hai nữ sinh bày tỏ trong tương lai, họ sẽ phát triển nội dung của ứng dụng với những chủ đề chuyên sâu hơn, mở rộng ra nhiều ngôn ngữ để giúp người câm điếc không chỉ giao tiếp với bạn bè trong nước, mà cả với bạn bè quốc tế.
Thiết nghĩ 2 bé này nên được phong bằng tiến sĩ hoặc giáo sư và qua làm việc cho Google ngay và luôn :v
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét