Tại sao những sinh viên thiên tài không chọn các ngành được trả lương cao mà họ có thừa khả năng học tập?


Chà! Bạn nên gặp bố tôi đấy! Hai người hợp nhau lắm.
Tôi không biết là liệu tôi có phải thiên tài không. Tôi chưa từng được kiểm tra. Nhưng tôi sẽ kể về tiểu sử bản thân để cho thấy tôi đủ tiêu chuẩn trả lời câu này.
Tôi là một đứa thông minh. Khi lớn lên tôi muốn trở thành đầu bếp. Bố tôi kinh ngạc và nói tôi hãy chọn một công việc “thực sự”, nên tôi chọn dược, giống như ông. *nháy mắt*
Vào trường dược lúc đó phải thi đầu vào. Bài thi khó đến mức mà chỉ có một số rất ít ứng viên vượt qua. Tôi biết có những người thi 3 năm liên tiếp mà vẫn trượt, vài người trong số đó chuyển qua học nha sĩ (chuyện cười hồi đó là những sinh viên học nha sĩ là mấy thằng muốn làm bác sĩ nhưng mà thi trượt.)
Vấn đề của tôi là trường cấp 3 mà tôi học thì lại tập trung vào đào tạo con người, chúng tôi được học toán cơ bản, không học vật lý, hoá học, sinh học. Và bài thi đầu vào thì lại có tất cả những môn này. Trong vòng 1 tháng rưỡi, tôi học kiến thức khoa học của 5 năm trung học cộng lại. Tôi đi thi. Xong rồi còn chả thèm đi xem kết quả, đến hôm khai giảng tôi cứ thế đi học thôi. Tôi chắc chắn đến nỗi còn chả thèm đi xem điểm.
Đến năm thứ 2 thì tôi không chịu nổi áp lực, chương trình học; tôi nhận ra mình không muốn trở thành bác sĩ. Quá nhiều căng thẳng, làm việc quá nhiều giờ, quá nhiều trách nhiệm (đoán thế).
Tôi bỏ học.
Bố tôi lúc đó đã nói rằng tôi đang lãng phí tài năng của mình. Tôi có thể kiếm được một đống tiền nếu cố học để trở thành bác sĩ gây mê (giống như bố).
Tôi đoán rằng những người có trí thông minh trung bình không hiểu rằng những người có IQ cao có những nhu cầu khác. Tiền không phải là tất cả. Bạn kiếm được tiền để làm gì nếu phải hy sinh toàn bộ thời gian và sức khoẻ để đạt được nó.
Tiền đúng là quan trọng, rất quan trọng; nhưng đó chỉ là một công cụ trong tay bạn. Tôi nghĩ việc sử dụng khả năng trời cho của bạn chỉ để chạy theo đồng tiền mới là sự lãng phí trí tuệ.
"Tôi được kể một câu chuyện về một nhà triết học Hy Lạp bị những người đương thời chế giễu vì không kiếm được tiền. Nhờ vào sự quan sát và suy luận của bản thân mà ông thấy rằng cứ mỗi bảy năm thì những cây ô liu lại cho ra quả nhiều hơn bình thường. Khi gần hết 7 năm, ông hỏi vay tiền của một người bạn và mua mấy cây ô liu. Kết quả là khi thu hoạch ông thu được nhiều hơn đúng như dự kiến. Ông bán nó đi, bán cả mấy cái cây với giá hời và trở nên giàu có."
Điều tôi muốn nói là trí thông minh không quyết định việc bạn làm. Đó là sự kết hợp của những yếu tố trong con người bạn. Nhưng nó sẽ quyết định việc bạn có thể đi được rộng đến đâu, xa đến mức nào và sâu sắc đến đâu trong những việc bạn đã chọn làm.
Khi tôi rời trường dược, tôi đã quyết định trở thành một nghệ sĩ. Tôi chưa bao giờ có hứng thú về việc gì hơn nghệ thuật. Tất cả đều ngạc nhiên. Tôi học đại học. Có được bằng gíao sư và cử nhân ngành hội hoạ. Nhưng đại học là chưa đủ và tôi muốn học cao hơn, nên tôi dành thêm năm năm nữa để theo học ở một xưởng vẽ của một nghệ sĩ nổi tiếng có phong cách cổ điển.
Công việc của tôi hiện tại là giáo sư nghệ thuật, tôi kiếm được chỉ 1/5 số tiền mà một bác sĩ gây mê có thể kiếm được. Nhưng tôi chỉ phải làm việc có ½ thời gian, tôi được nghỉ 2 tháng có lương mỗi năm, tôi có thời gian vẽ vời, chăm sóc gia đình, đọc sách, có thú vui, nấu ăn (là thứ tôi thích, là lý do tôi muốn thành đầu bếp),…
Và thử đoán xem những tác phẩm của tôi có chứa những gì…
…giải phẫu cơ thể người.
Tôi nghĩ rằng sự lãng phí “trí thông minh” đó là nó không được sử dụng để tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa.
Omnia mea mecum porto
(All that is mine I carry with me – Tôi mang theo tất cả những gì thuộc về mình.)

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét