Ngày nay, hàng giả có chất lượng và giá cả tốt hơn hàng thật"- câu nói này, nghe đồn của Jack Ma thực sự là một phát hiện của một triết gia, theo nghĩa nó nhận chân lõi cốt của xã hội hậu tiêu dùng hiện tại ở nhiều điểm cốt tử
1- thế nào là hàng thật,thế nào là hàng giả? phải chăng thật và giả chỉ do thời điểm làm ra? cái trước là thật, cái sau là giả? quan niệm này đúng với các sản phẩm vật dụng tiền công nghiệp, tuy nhiên rất khó đúng với các sản phẩm hay vật dụng công nghiệp hay hậu công nghiệp. Ví dụ với 1 bức ảnh hay 1 đĩa CD, mà sự sản xuất ra cả triệu cái giống nhau chỉ cần 1 lần bấm nút---trong số triệu cái đó, đâu có cái nào có trước đâu có cái nào có sau? tất cả là đồng thời
2-thế nào là hàng thật,thế nào là hàng giả? phải chăng thật và giả là do chất lượng sản phẩm? chưa chắc vì trong thời buổi nguyên vật liệu không còn là điều gì đó độc quyền, tất cả các nguyên vật liệu, về mặt nguyên tắc, đều sẵn tay và có thể có được dễ dàng. Bất cứ cơ sở sản xuất nào cũng đều có thể sản xuất được một hàng hoá giống nhau. Một chiếc túi không do Luis Vuiton sản xuất dù giá rẻ hơn bản gốc của Luis Vuiton rất nhiều,song xét về độ bền hay độ tinh khéo, về nguyên tắc, nếu muốn, chiếc túi "giả"vẫn có thể đạt chất lượng y như túi thật--song với giá thành rẻ hơn nhiều. Thêm một ý--ngày nay, trong xã hội hậu-tiêu dùng, không ai mua đồ do đồ đó bền cả. Thậm chí có những đồ mua về chỉ dùng đúng 1 lần, hoặc k dùng ngày nào. Bền, ngày nay, thật ra chỉ là một yếu tố thêm vào mà thôi
Thực tế là, điều làm nên "hàng thật" hoàn toàn không phải do chất lượng sản phẩm, hay thời điểm sản xuất, mà do logic của chủ nghĩa Tư bản, tức điều đặt cơ sở trên một số thực hành quan trọng, đó là a/ luật bản quyền (bằng phát minh sáng chế), b/ thương hiệu (quảng cáo/truyền thông), c/ các huyền thoại về sự sáng tạo hay về tính tác giả. Cần nhớ 1 điều---tất cả ba điểm a,b,c nói trên, đều là vật tạo chế do con người nghĩ ra. Nó không phải là điều gì có tính tối cao của tự nhiên như sống/chết. lấy ví dụ, dù luật bản quyền hay hợp đồng dân sự là các thực hành có tính tối cao của xã hội tư bản, song trong xã hội khác, mấy thứ đó là vô giá trị.
Nếu không có luật bản quyền ( cái có trước mới là thật, cái có sau là giả), nếu không có sức mạnh thương hiệu ( do truyền thông và các huyền thoại tạo nên), và nếu không có các huyền thoại về sáng tạo ( khởi nguồn từ Kinh Cực ước, Tân ước---chúa, và sau này là nghệ sĩ đồng nghĩa với sáng tạo), về tác giả ( Marc Jacob, Ralph Lauren, Luis Vuiton, etc., đều được dựng hình nên như các nghệ sĩ độc đáo), thì thực tế ranh giới giữa giả và thật trong thời buổi hậu công nghiệp và truyền thông đại chúng hoàn toàn bị lu mờ.
Jack Ma đã chỉ rõ bản chất của xã hội hậu công nghiệp, hậu tư bản, hậu sáng tạo, hậu tác giả, hậu tiêu dùng, tức là bản chất của cái gọi là điều kiện hậu hiện đại . Do đó anh ta là triết gia. Ở Việt Nam, thưc tế là tình trạng hàng (lụa) giả tốt hơn hàng (lụa) thật đã xảy ra trong vụ Khải Silk, tuy nhiên, có lẽ anh Khải chưa đủ tầm là triết gia như Jack Ma, mà chỉ là một hot facebooker, thế nên kết cục có vẻ đáng buồn hơn. Ở thời đại hậu công nghiệp và hậu sáng tạo này, chỉ các hình mẫu triết gia mới có thể trở thành đại tỉ phú ( hãy nghĩ về Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zukerberg, hay Jack Ma), còn các nhà buôn kiểu cũ, thì chỉ loanh quanh triệu hay tỉ phú mà thôi. Hỡi các thương gia Việt, hãy tìm mọi cách trở nên triết gia. Đó là mệnh lệnh đạo đức
Thưa bà con cô bác
__________________________
Tác giá: Nguyen Nhu Huy
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét