Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?

 

“Cố gắng là có thể tiến bộ?” Tôi thấy câu này hơi nặng nề. Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực. Có thể họ sẽ đạt được nhiều kỳ vọng như mong muốn, nhưng họ cũng phải vượt qua rất rất nhiều vật cản khó có thể tưởng tượng nổi.
Như thế nào là cố gắng? Cố gắng không phải là một định nghĩa khách quan về một hành vi cụ thể nào đó. Ví dụ, một năm tiểu Minh đọc 10 cuốn tiểu thuyết, còn viết được 100 bài reivew sách, ngày nào anh ta cũng thức đến 1h sáng để viết. Vậy, hành vi này của tiểu Minh có được xem là cố gắng không? Tôi đoán, đa số mọi người sẽ trả lời là: 50/50.
Đầu tiên, ta sẽ bàn về tâm trạng của tiểu Minh lúc làm những việc này, anh ta đang hưởng thụ quá trình đó hay miễn c ư ỡ ng b ắ t é p bản thân?
Trong trường hợp đây là một sở thích, một đam mê thì tiểu Minh sẽ cảm thấy rất vui vẻ và nhẹ nhàng, thoải mái. Thế khi tôi nói tiểu Minh là một người biết cố gắng, có phải đa số mọi người sẽ bĩu môi bảo: Cái này mà cũng gọi là cố gắng? Nếu vậy thì một năm tôi xem được 200 bộ phim, ngày nào cũng thức đến 2h sáng là cố gắng gấp bội anh ta à?
Cho nên, bên trong hai chữ “cố gắng“ nhất định phải thêm 4 chữ “vượt mọi chông gai”.
Nhưng “vượt mọi chông gai” đã tính là có cố gắng rồi sao? Cũng chưa chắc.
Tôi từng đọc một topic trên zhihu như thế này, “Tại sao biết rõ chạy deadline không kịp nhưng người ta vẫn chọn chơi một ván game?”
Topic này đề cập đến một hiện tượng rất phổ biến: Có thể bạn không phải là người thích chơi game, thậm chí bạn còn chẳng thấy vui vẻ hay giải trí gì. Thế nhưng, bạn vẫn miễn cưỡng chơi hết ván này đến ván một cách nhàm chán và vô vị. Hành vi này cũng được xem là “vượt mọi chông gai” để chơi đấy, vậy nó có được xem là có cố gắng không?
Thường thì chúng ta sẽ bảo là: Cố gắng kiểu này thì cố gắng làm gì? Có tác dụng gì không? Toàn là làm chuyện không đâu.
Cho nên, định nghĩa “chuyện không đâu” cũng rất quan trọng để xếp loại hành vi nào gọi là “có cố gắng thật sự”.
Quay lại câu chuyện của tiểu Minh, nếu ta thêm bối cảnh như, năm nay anh ta phải thi nghiên cứu sinh, nhưng ngày nào thanh niên này cũng chây lười không chịu học tập, mà chỉ chong đèn đọc truyện viết review. Tuy làm vậy anh ta chẳng thấy vui vẻ gì cho cam, nhưng vẫn không gắng làm như vậy hết lần này đến lần khác chứ nhất quyết không học là không học. Dù bây giờ anh ta có thành công thi đậu nghiên cứu sinh, bạn cũng nói anh ta không biết cố gắng, bởi vì bạn cảm thấy mấy chuyện anh ta làm có phải là học hành nghiêm túc gì đâu.
Nhưng nếu, tiểu Minh là một tác giả mạng, kiếm sống bằng nghề review sách, hoặc là anh ta đang nghiên cứu ngành Văn học dân gian trong trường học,...chung là một bối cảnh khiến bạn cảm thấy việc đọc tiểu thuyết của tiểu Minh là việc chính đáng. Sau đó bạn lại biết tiểu Minh đọc tiểu thuyết đến mức ngán ngẩm, chán nản rồi nhưng vẫn kiên trì đọc và viết hàng ngày. Lúc này, nhất định bạn sẽ ngưỡng mộ anh ta: “Idol à, sao anh làm được chuyện thần thông quảng đại này vậy?”
Cho nên, cùng là một hành vi, nhưng lúc này được gọi là có cố gắng, nhưng lúc khác thì không, tất cả đều phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
“Cố gắng” là vượt mọi chông gai để hoàn thành việc chính đáng, cũng là lĩnh vực bạn muốn tiến bộ hay trở nên tài giỏi hơn.
Vậy bây giờ mình lại nói đến “tiến bộ”.
Như thế nào là “tiến bộ”?
“Tiến” là phải dùng thời gian để tham chiếu, tức là “tương lai phải tốt hơn hiện tại”. Còn như thế nào mới là tốt hơn thì tùy thuộc vào giá trị quan của từng người. Người bình thường thì cảm thấy kiếm được nhiều tiền hơn là tốt hơn, người nghĩ sâu sa hơn thì cảm thấy tích lũy tri thức nhiều hơn thì là tốt hơn. Hoặc có người thấy học thêm 2 trang sách là tốt hơn, hay viết thêm vài bài văn trên mạng đã là tốt hơn,..Nhưng tất cả đều không quan trọng, quan trọng là, khi nhắc đến tiến bộ, trong tư tưởng tôi đã thả ra một ám hiệu với chính mình: Tôi không vừa lòng với thực tại, tôi không muốn tiếp tục như thế này nữa.
Vậy, nếu ghép nghĩa cả câu lại, tôi sẽ dịch câu “có cố gắng mới có tiến bộ” thành:
“Tôi không vừa lòng với thực tại, tôi không muốn tiếp tục như thế này nữa. Tôi mong bản thân có thể tiếp tục làm những việc tôi phải làm nhưng không muốn làm. Dù tôi biết nhất định sẽ có nhiều khó khăn và trắc trở, nhưng thật sự tôi không muốn tiếp tục hiện trạng này nữa…”
“Có cố gắng mới có tiến bộ”, bạn nghĩ như vậy là rất tích cực, rất lành mạnh.
Thật ra không phải, nó chỉ đang ám chỉ: bạn không vừa lòng với chính mình của hiện tại.
Bạn thử nghĩ mà xem, chuyện này mang đến cho bạn bao nhiêu áp lực.
Áp lực này sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian qua chẳng có ý nghĩa gì, đồng thời nó cũng khiến bạn lâm vào ảo tưởng, ảo tưởng về một ngày không xa mình sẽ thật thành công. Rồi bạn sẽ cảm thấy uể oải, chán nản, mất đi động lực vì ảo tưởng đó.
“Haizzz, giờ ngủ một giấc trước, ăn tý bánh tráng, lướt shopee để chuẩn bị tinh thần ngồi vào bàn học nào…”
Bởi vì bạn nghĩ, có cố gắng, là nhất định phải có đau khổ.
Người bị mắc kẹt trong suy nghĩ này nhất định sẽ tự chối bỏ bằng lý luận: Bây giờ tôi không muốn tự rước khổ vào mình có được không? Không thì để tôi vui vẻ trước rồi hãy bắt tôi đi chịu khổ được không? Trước khi t ử hình người ta còn cho ăn ngon nữa kìa. Không thì tôi đổi nghề, kiếm sống bằng mấy việc tôi thích như nghiên cứu phim ảnh, chơi game không phải là được rồi sao? Lại chả niềm vui gấp bội.
Câu “có cố gắng mới có tiến bộ” là một vòng tròn luẩn quẩn. Nó tạo ra đau khổ cho bạn (nói bạn đang không hài lòng với bản thân), đồng thời, nó cũng hướng dẫn bạn dùng một sự đau khổ khác (cố gắng) để giảm thiểu sự khổ đau này.
Sau này, nếu bạn không làm được, bạn sẽ càng thấy đau khổ hơn. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao tôi không làm được?
Cho nên, thay vì cứ nghĩ đến câu “có cố gắng mới có tiến bộ”, tại sao bạn không nghĩ: “Có làm ắt có quả”.
Bất kể bạn làm việc gì, chỉ cần bạn kiên trì làm, tất có thành tựu. Có những việc ban đầu mọi người cho là “không chính đáng” nhưng khi bạn dành thời gian cho nó đủ nhiều và thái độ đủ nghiêm túc, tính chất sẽ thay đổi, nó sẽ thành “việc chính đáng”.
Đau khổ, mệt mỏi chưa bao giờ là động lực bước tiếp cho một quãng đường dài, đó là lấy “thuốc đ ộ c giải khát”. Đừng để mỗi bước chân của mình là một lần châm chích như đi trên bàn chông.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét