Phần 3 : Chuyện điên rồ gì xảy ra với giá thầu khi bạn tăng ngân sách ???


Well, hôm nay thật là một ngày đẹp giời.
Bạn thu về được 20 đơn hàng, với chi phí trên mỗi đơn hàng chỉ 25k, còn các chỉ số thì đẹp long lanh. Bạn nhẩm nhanh nếu thế này muốn mua Audi mình chỉ cần gấp 10 lần doanh thu lên mỗi ngày, và thật đơn giản, y như những j bạn học ở các khóa học làm giàu, bạn tràn trề năng lượng và niềm tin ở bản thân, từ ngày hôm nay bạn sẽ sống phần đời còn lại của mình như một nhà vô địch. Một cách hùng hổ và hào hứng, bạn nhân 10 ngân sách nhóm quảng cáo lên và leo lên giường yên tâm ngủ một giấc thật ngon tới tận trưa hôm sau, trong mơ bạn lái chiếc Audi mơ ước đi dạo trên bờ biển…
Và. BÙM, bạn SẤP-MẶT-L ngay sau khi vừa tỉnh dậy.
Cái quái j đang xảy ra ở đây vậy ? Are you fucking kidding me ??? Đúng là một trò lừa đảo trắng trợn. Các chỉ số đẹp long lanh lồng lộn mà hôm qua bạn được chiêm ngưỡng giờ chỉ còn lại những con số thảm họa. Tất cả đảo lộn chỉ sau một đêm, cảm giác tồi tệ còn hơn việc bạn đánh lô 99 mà nó lại về 3 nháy 66 vậy. Bạn mất luôn niềm tin vào bản thân và cả cái khóa học làm giàu bỏ mẹ bạn vừa mới tham gia. Thôi xong rồi, thằng Fb khốn nạn nó thả thính và mình đã đớp ngập hết răng rồi.
Nếu bạn là người đã làm quảng cáo fb một thời gian kha khá lâu, câu chuyện trên ko phải là hiếm gặp. Còn nếu bạn mới bước chân vào xứ sở thiên đường này, trong tương lai gần nó có thể sẽ là câu chuyện của bạn.
Kiểm soát ngân sách và giá thầu quảng cáo chưa bao giờ là đơn giản, như cái cách mà một số thành phần (có vẻ giống chuyên gia) vẫn đang chém gió ăng ẳng: Làm Fb marketing mau giàu lắm, cứ nhập rác về đầy kho rồi chạy ads là thành vua bán hàng và thế là khát vọng thượng lưu của bạn được thực hiện.
Hiển nhiên là chúng ta ko thể handle được hết những j fb mang lại, nhưng chí ít thì cũng cần hiểu rule của cuộc chơi này, ở mức độ tối thiểu, đủ để ko sa lầy vào hố phân của mấy thành phần có vẻ giống chuyên gia vẽ vời ra cho các bạn nhảy vào.
Như đã biết ở phần trước, giá thầu các bạn thực sự phải trả phụ thuộc một phần vào giá thầu khởi điểm mà bạn đặt, hay một cách chính xác hơn là mức giá tối đa mà bạn sẵn sàng chi trả mỗi khi bạn chiến thắng. Nhưng vì phần lớn chúng ta ko có dữ liệu gì về việc đặt giá thầu sao cho hợp lý, nên make it easy, chúng ta sẽ lựa chọn đặt giá thầu tự động (auto bidding) và để cho Facebook tự tính toán giá thầu hợp lý nhất đối với chúng ta (tất nhiên là trên cơ sở thuật toán của facebook)
Với thuật toán đấu giá VCG, các bạn chắc chắn ko bao giờ biết được mình có bao nhiêu đối thủ, và giá thầu những người khác đang Bid là bao nhiêu. Cũng giống như khi đánh Poker, bạn ko thể biết được bài của đối thủ đang có là gì, cho dù lúc đó bạn đang cầm đôi xì, thì cũng ko có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn thắng ván đó, tứ quý xì thì vẫn còn thùng phá sảnh mà phải ko. Thứ duy nhất mà các bạn kiểm soát được chỉ là số tiền mà bạn đặt cược trong ván mà thôi.
Ở một phương diện nào đó, giống như đánh poker, khá nhiều người thích all in dù ko nắm chắc phần thắng (cờ bạc là may rủi mà), những Advertiser đôi khi cũng muốn thử vận may. Các bạn sẵn sàng sử dụng toàn bộ ngân sách quảng cáo mình có vào một Campaign và hy vọng những con số sẽ nhảy múa. Nhưng trong đại đa số trường hợp, khi các bạn để Fb tự quyết định số phận của mình bằng Auto-Bidding và All-In thì đều chung một kết cục: Tắt nhạc.
Tại sao chuyện này lại xảy ra ?
Mặc dù ở part 2, chúng ta biết rằng trong phần lớn các trường hợp, Fb sẽ ko tính phí (Charge) của chúng ta giá thầu cao như chúng ta dự định, và thường thì thấp hơn rất nhiều giá chúng ta Bid – nhưng nó chỉ đúng với những người Bid giá thủ công (Manual Bidding) – còn khi mà bạn và rất nhiều người khác vẫn công thức Auto thì sẽ chả có giá nào là giá thầu khởi điểm của các bạn cả. Tất nhiên, với hàng tỷ phiên đấu giá diễn ra mỗi ngày, Fb vẫn luôn luôn thực hiện các phép toán sao cho hệ thống quảng cáo được cân bằng giữa hai yếu tố:

Trải nghiệm của người dùng
Chi phí của nhà quảng cáo phải bỏ ra
Điểu này có nghĩa là gì ? Fb sẽ xử thắng cho mỗi phiên theo cách sao cho các nhà quảng cáo sẽ tiếp cận được những người dễ tiếp nhận các quảng cáo của họ và người dùng nhìn thấy thứ gì đó mà họ quan tâm. Điều này hoàn toàn khác so với đấu giá truyền thống vì quảng cáo thắng cuộc không phải là quảng cáo có giá thầu cao nhất mà là quảng cáo Tạo ra giá trị tổng thể lớn nhất.

Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về câu chuyện này ở một dịp khác. Nhưng tới đây, các bạn nên thực sự hiểu một thứ, đó là nếu như bạn ko tạo ra trải nghiệm người dùng xuất sắc, bạn sẽ buộc phải chiến thắng bằng tiền (ko đẹp trai thì phải giàu, dễ hiểu phải ko ?), thậm chí, rất nhiều tiền.
Tất nhiên chuyện cũng sẽ ko có gì đao to búa lớn kể cả bạn ko phải là bậc thầy về viral content, nếu bạn vẫn chạy lom dom lẹt đẹt ngân sách một vài $ cho mỗi nhóm quảng cáo, lúc đó các bạn thấy cuộc đời vẫn màu hường. Vì thường thì Fb giảm giá thầu tới mức rẻ nhất có thể cho nhóm quảng cáo của bạn khi thấy bạn để ngân sách thấp, để tối đa hóa số kết quả bạn nhận được. Giống như một sự ưu tiên với con nhà nghèo vượt khó, các bạn sẽ được cộng điểm khi thi đại học (Fb có vẻ nhân văn, nhỉ)
Nhưng mọi chuyện sẽ không còn như vậy nữa khi bạn khẽ để cho anh bạn Fb của chúng ta đánh hơi thấy là bạn hình như là người-có-tiền. Về mặt bản chất, khi bạn tăng ngân sách nhóm quảng cáo của mình lên, tức là bạn phải chiến thắng nhiều cuộc đấu giá hơn để chi tiêu hết ngân sách đó, dẫn đến việc bạn cũng phải tham gia vào nhiều cuộc đấu giá hơn với nhiều đối thủ hơn. Số lượng cuộc đấu giá mà bạn có thể chiến thắng với giá thấp và các chỉ số đẹp long lanh không phải là vô tận. Vì vậy, khi ngân sách của bạn tăng, bạn càng phải cố đạt được kết quả với chi phí cao hơn.
Khi bạn dồn dập ngân sách vào một nhóm quảng cáo, vô hình chung bạn đã đẩy giá thầu khởi điểm của mình lên mỗi khi tham gia vào một cuộc đấu giá, tuy chúng ta biết rằng chúng ta sẽ luôn trả thấp hơn giá thực tế mà chúng ta đặt, nhưng khi một khi ai cũng auto thì làm quái có cái giá nào là “giá thực tế” phải ko ?
Hiển nhiên lúc đó các bạn sẽ phải trả một cái giá cao hơn giá trị thực rất nhiều, và nó lý giải cho việc ngày hôm trước bạn chỉ phải trả 5$ cho một chuyển đổi, hay như ở Vn, đại đa số các Advertiser đều lấy giá còm-men ra làm thước đo, thì các bạn sẽ phải trả cái giá từ một đến vài trăm k cho một cái “.” là chuyện ko có j khó hiểu
Chúng ta hãy cùng quay lại ví dụ ở Part 2, và đặt mình vào trường hợp của người tham gia đáu giá.
Nếu bạn có ngân sách $11, bạn và người bid 7$ thắng cuộc, thì trong phiên đó bạn chỉ phải trả 5$.
Tuy nhiên, nếu bạn tăng ngân sách lên $100, ngay cả khi bạn giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đấu giá với kết quả $5 thì cũng hiếm khi có tới 20 cuộc đấu giá có chi phí thấp như vậy để chiến thắng. Và khi bạn tăng ngân sách lên, bạn sẽ càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và họ đang bid 95$, 97$ (ai mà biết được) chứ ko phải ai cũng chỉ bid 5$ hay 7$ như trước nữa, Fb một cách vô tư nhất phải đưa bạn vào các cuộc đấu giá có kết quả tốn kém hơn. Tất nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí trung bình trên mỗi kết quả của bạn lên, đôi khi, nó tăng chóng mặt.
Các bạn hiểu chứ ? Một khi các bạn AutoBidding, thì NGÂN SÁCH (Budget) LUÔN LUÔN TỶ LỆ THUẬN VỚI GIÁ THẦU (Cost)
Dạo gần đây tôi có nghe giang hồ truyền tay nhau một bí kíp bí truyền của một vị đại sư đắc đạo nào đó, rằng hãy tạo ra nhiều nhóm quảng cáo với nhiều độ tuổi riêng biệt khác nhau (à phần này cũng hay ho, chúng ta sẽ nói chuyện kỹ hơn về câu chuyện tuổi tác ở dịp sau), nhóm nào ko có còm-men thì tắt cmn đi, nhóm nào có còm-men thì hãy tăng gấp N lần ngân sách lên (và tuyệt nhiên, ko hề đề cập tới việc kiểm soát giá thầu hay làm gia tăng trải nghiệm người dùng), thế nó mới vl.
Để dễ hình dung chuyện j thực sự xảy ra khi bạn làm theo lời khuyên của vị đại sư này, chúng ta hãy cùng quan sát biểu đồ dưới đây:

  • Dòng màu xám là những người làm theo lời khuyên của đại sư
  • Dòng màu xanh lam là những người tiêu tiền có não.
  • Dòng màu đỏ là những người chi tiêu quá dè dặt và lom dom.
Các bạn cứ thốc lên đi và chờ xem, ngân sách của bạn sẽ vơi nhanh tương đương với tốc độ đua xe của a Dom trong Fast & Furious. Cùng số tiền đó người biết tiêu sẽ tiêu được trong thời gian lâu hơn, sống thọ hơn và cũng lộc lá hơn, nhưng các bạn thì chắc chắn hưởng dương chứ ko hưởng thọ.
Do đó, các bạn nên thực sự đề cao cảnh giác khi các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho bạn làm cái này làm cái kia. Một cách lịch sự nhất có thể, hãy đề nghị với họ: Nếu bây giờ e làm theo a mà có lời thì e chia lời cho a, nếu sml thì a trả lại tiền tư vấn cho e nhé ? Ok.

Nếu bạn vẫn chưa tin rằng việc tăng ngân sách gấp mấy lần có thể khiến bạn phải trả giá đắt hơn mỗi phiên thắng cuộc, hãy nhìn vào cái thông báo này, vâng, nó là của Fb chứ ko phải một diễn viên hài bệnh hoạn ảo tưởng mình được giải oscar đâu.

Anyway,  nếu các bạn chẳng may biết được bí kíp này thì nên tranh thủ làm theo luôn và ngay đi, vì ko sớm thì muộn nó cũng thất truyền thôi. Tại sao à ? Vì tất cả những ai làm theo bí kíp này đều chết sml rồi, làm méo j còn ai sống để mà kế tục với kế thừa cái thứ thần kinh này nữa hả giời.
Tất nhiên, vẫn có vài ngoại lệ để bạn có thể áp dụng cái bí kíp bệnh hoạn kia mà vẫn ko bốc shit, đó là khi bạn có được những cái content dạng như thế này.

Và hiển nhiên lúc đó dù bạn có để ngân sách ngày bao nhiêu đi chăng nữa thì bạn vẫn chỉ phải chi trả vài đồng còm cho mỗi phiên chiến thắng thôi.
  • Một trong những cách đơn giản để hiểu nhất (nhưng ko đơn giản để làm) giúp các bạn tăng vọt ngân sách lên mà vẫn ko sml đó là hãy tạo ra những creative content chất có tính viral cao.
  • Nếu bạn ko thể tạo ra một cái content tử tế, bạn buộc phải cố gắng kiểm soát tình hình sao cho có thể tăng ngân sách lên mà chi phí trên mỗi kết quả ko tăng.
Đó là lúc mà chúng ta cần phải nói chuyện với nhau kỹ hơn về đặt giá thầu thủ công (Manual Bidding), vít ngang (Horizontal Scaling) và vít dọc (Vertical Scaling) …
Ở một ngày đẹp trời khác.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét