Ở kỳ trước thì chúng ta đã hiểu sơ sơ qua về bản chất ICO và các Lending Program rồi, nhưng vẫn khá nhiều bạn vẫn còn mù mờ nên mình sẽ đào sâu hơn để mọi người nắm rõ thực sự mô hình Lending núp bóng dưới mác ICO vận hành như thế nào. Rút cục thì bọn thủ lĩnh lấy tiền ở chỗ quần què nào trả cho hệ thống mặc dù rõ ràng tiền ko tự nhiên sinh ra, ai cũng giàu lên gấp mấy chục lần thì ai là người nghèo đi ?
TRONG HỆ THỐNG LENDING, TIỀN KO TỰ NHIÊN SINH RA VÀ KO TỰ NHIÊN MẤT ĐI, CHỈ CHẢY TỪ DÁI THẰNG NÀY QUA TRYM THẰNG KHÁC.
Vậy, chúng nó (các sàn Lending) lấy tiền đâu trả siêu lợi nhuận cố định cho nhà đầu tư ?
- Trước tiên, nên xác định rõ với nhau là không có loại Crypto nào ra đời có chức năng tự động phát sinh lãi cho Nhà đầu tư. Lợi nhuận có được chủ yếu đến từ việc các chủ sàn thông minh áp dụng các nguyên tắc tài chính một cách khéo léo vào mô hình Kinh doanh.
Lãi/Lợi nhuận cố định của Nhà đầu tư từ đâu ra, và làm sao có thể trả đến hơn hàng chục %/tháng (trong khi Ngân hàng chỉ duy trì được mức 6-7%/năm)???
Bí mật nằm ở phần “chênh lệch tỉ giá”.
+ Tháng 01: Bạn bỏ 1btc ( ví dụ lúc đó có giá 1.500$) mua 1.500 đồng Coincard nào đó (1$/1 đồng). Và sau đó bạn cho Lending lại 1.500 đồng. Số đồng Lending sẽ được quy đổi sang USD, và bạn nhận lãi trên số USD được quy đổi.
+ Tháng 02: Giá btc tăng trường từ 1.500$ lên 3.000$. Bạn nhận lãi tháng đầu tiên: 1.500 USD x 30% = 500 USD
+ Tháng 03: Giá btc tăng từ 3.000 lên 5.000$. Bạn vẫn nhận lãi ĐỀU ĐẶN: 1.500 x 30% = 500 USD
+ Tổng kết:
– Nếu bạn mua 1 btc, sau 3 tháng bạn có thể nhận được: 6.000 – 1.500 = 4.500 USD
– Còn Lending, bạn được hưởng lãi đều đặng: 5.00 x 2 = 1.000$
– Nếu bạn mua 1 btc, sau 3 tháng bạn có thể nhận được: 6.000 – 1.500 = 4.500 USD
– Còn Lending, bạn được hưởng lãi đều đặng: 5.00 x 2 = 1.000$
Vậy, lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được lấy từ đâu? Trong khi không hề có hoạt động Kinh doanh nào tồn tại trong quá trình vận hành của mô hình Lending?
Câu trả lời là: lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được có thể được lấy từ vốn gốc của bạn, và lấy từ lợi nhuận tăng trưởng của đồng base mà đúng ra bạn được hưởng, nhưng bạn từ chối, giao nó cho sàn Lending và cảm thấy hạnh phúc vì được họ trích lại một phần (mà đúng ra toàn phần là của mình).
2. Nền tảng, giá trị thực của Crypto Lending
Nó cũng giống với trường hợp chính phủ giải tỏa mặt bằng, thường sẽ phát sinh theo 2 hướng: thỏa thuận & cưỡng chế.
Nếu người dân đồng ý theo cơ chế đền bù, mọi việc sẽ diễn ra trơn tru, nhanh chóng, đẹp lòng đôi bên, và ngược lại, thường để lại những hệ quả phát sinh ngoài ý muốn.
Tương tự, việc tăng giá của các đồng Crypto Lending không đến từ giá tị nội tại như các Crypto nên tảng, sinh ra với mục đích, sứ mệnh rõ ràng, mà thông qua các kỹ thuật tài chính một cách thông minh.
Nói theo một cách khác, Crypto nền tảng sẽ không thể tăng trưởng nhanh & đột biến như Lending, và ngược lại!
3. Lending vs Ponzi
Phần lớn mọi người khi nói đến mô hình Crypto Lending, sẽ nghĩ ngay đến Ponzi do các mô hình này thường dùng phương thức MLM/Affiliate để kích cầu.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng bản chất, cách vận hành 2 mô hình này là không giống nhau:
– Ponzi: Lấy tiền người sau trả cho người trước.
– Lending: Lấy tiền lời của Nhà đầu tư, cắt một phần trả lại cho nhà đầu tư.
– Lending: Lấy tiền lời của Nhà đầu tư, cắt một phần trả lại cho nhà đầu tư.
Mô hình Ponzi nếu không có lượng người sau xuất hiện liên tục, hệ thống sẽ dễ bị gãy vỡ. Nhưng với Lending thì khác, phần “chênh lệch tỉ giá” có thể bù trừ phòng trường hợp lượng người sau không vào nhiều như dự kiến.
(Và ngược lại, “chênh lệch tỉ giá” cũng dễ dàng làm sụp đổ hệ thống Lending bất chấp lượng người sau vào nhiều đến mức nào)
– Ponzi: Nấu một nồi nước sôi, bỏ vào 1 con cóc.
– Lending: Bỏ con cóc vào nồi nước, rồi đun sôi từ từ …
– Lending: Bỏ con cóc vào nồi nước, rồi đun sôi từ từ …
Một điều mình rất muốn đề cập đến sự giống & khác nhau của Ponzi & Lending, đó là yếu tố tâm lý.
Với mô hình Ponzi, kiểu gì chủ sàn cũng sai vì lấy của người sau trả người trước mà chưa nhận được sự đồng thuận của người tham gia.
Nhưng Lending thì khác, chủ sàn lấy đi lợi nhuận thực tế của người chơi một cách công khai, và được thị trường đồng ý, tung hô vì sự thông minh.
4. Nhũng rủi ro có thể phát sinh của mô hình Lending?
Không bàn đến rủi ro đến từ những yếu tố khách quan như Pháp lý & Kỹ thuật, đây là một số những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phát triển của môt mô hình Lending:
a. Tâm của nhà cái: Rủi ro dầu tiên, đến từ sự nghiêm túc của chủ sàn. Nếu họ có những ý đồ xấu ngay từ ban đầu, thì sẽ có những hoạt động sau được diễn ra:
i. Cho sập sàn rồi ù té: Khi đạt đủ ngưỡng lợi nhuận dự kiến, họ sẽ đánh sập sàn, biến mất, kết thúc cuộc chơi bất chấp những hệ lụy phát sinh.
ii. Xả mạnh: Họ vẫn tiếp tục cuộc chơi, và vẫn là người chủ động kiểm soát với tỉ lệ sở hữu rất lớn, đủ sức tạo nên lạm phát & mất giá đồng tiền 1 cách nghiêm trọng, chỉ cần thông qua 2-3 đợt xã hàng mạnh mẽ.
Một ví dụ để bạn dễ hình dung: Tổng cung của Crypto Lending là 100 triệu, họ dành 9 triệu để chạy hệ thống MLM/Affiliate & đẩy giá đồng tiền. (Và chủ sàn sở hữu 91 triệu còn lại)
Nếu chủ sàn chủ động xả 9 triệu đồng đang sở hữu, lượng tài sản bạn đầu tư trong Crypto Lending này sẽ mất ½ giá trị trong vòng vài nốt nhạc.
Và đương nhiên, nếu chưa đủ phê, họ còn có thể tiếp tục xả hàng cho đến khi bạn trụ không nổi phải cắn răng cắt lỗ …
b. Biến động tỷ giá: Các mô hình Lending sống khỏe suốt thời gian qua, phần lớn nhờ vào sóng tăng trưởng mạnh mẽ của toàn thị trường Crypto. Cụ thể là sự tăng trưởng của các đồng base, đồng cơ sở như Bitcoin/ETH …
Tuy nhiên, ở phía ngược lại, khi một lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia sau này, các sàn nhận Lending ở tỉ giá vô cùng cao. Chỉ cần giá trị các đồng base nộp vào suy giảm nghiêm trọng trong một khoảng thời gian đủ lâu, có thể làm mất cân đối tính thanh khoản, gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tài chính & mô hình kinh doanh.
5. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ?
Trong điều kiện lý tưởng, những điều tuyệt vời diễn ra là:
1. Chủ sàn đang thặng dư lợi nhuận cực lớn, thông qua đợt tăng giá đột biến của Bitcoin thời gian qua.
Với khoảng tiền lời quá lớn, họ có thể trích một phần xây dựng hệ sinh thái (dựa trên lượng cộng đồng có sẵn), đồng thời cắt giảm các cơ chế lãi & affiliate, vừa tạo sự cân bằng, vừa để tạo giá trị tương xứng cho giá cả của đồng tiền. Thành công của Hextracoin tại thời điểm hiện tại đang là một hình mẫu lý tưởng cho các con giời ham lending, nhưng mà tới mai thì, ko ai biết được. Hy vọng là mấ ông bạn mình đang nằm ở đây rút được dái ra.
2. Chủ sàn stop dự án, trả lại tiền cho Nhà đầu tư (đương nhiên theo USD). Các Nhà đầu tư sẽ happy vì người thì đã ăn đủ, người thì nhận lại được đầy đủ tiền. Nhà cái thì cũng vui, vì trả lại tiền theo USD, còn chênh lệch USD/BTC mình hưởng hết, còn được tụi nó cám ơn, sướng vl. (song song đó, tiếp tục xây thêm các dự án tương tự để hút phễu)
3. Chủ sàn ăn đủ, chủ động đánh sập dự án. Như mấy thằng iFan, Poly với U con cặc khả năng scam cực kỳ là cao (96,69%) vì chúng nó đang giở trò hold cứng cả tiền trong sàn lẫn tiền trong tài khoản của nhà đầu tư.
4. Tỉ giá đồng Base xuống thấp, cả mô hình Lending gặp vấn đề. Và một ngày đẹp trời bạn vào website sẽ chả thấy gì ngoài một thông báo “Ahihi Đồ Ngốc” còn tuyế trên của bạn thì mất tích
6. Có phải ai làm mô hình Lending đều sẽ thành công?
Không hẳn,
Mô hình Lending chỉ thành công, khi giá của đồng Crypto Lending được thổi & tăng trưởng liên tục. Và điều này chỉ xảy ra, khi xuất hiện một lực mua đủ lớn & được duy trì đều đặn.
Khi thị trường có quá nhiều loại Crypto Lending na ná nhau, vô tình chung khiến lực mua bị PHÂN TÁN, không còn được TẬP TRUNG như thời gian đầu của trend.
Chỉ cần nhen nhóm một trend mới, ngay lập tức lực mua sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng khá lớn đến toàn bộ mô hình Crypto Lending chứ không chỉ riêng đồng/sàn nào.
Hoặc BTC chẳng may tụt sml như hôm nay thì cứ chuẩn bị tinh thần cúng cụ cho chủ sàn nhé các con giời.
7. Thế thì nên làm gì ?
Chỉ có vài lưu ý nhỏ dành cho những ai lỡ quan tâm đọc tới khúc này:
1. Phải 3-4 tháng bạn mới được “trả lại đầy đủ phần gốc” (mình ko thích dùng khái niệm “hoàn vốn sau 3-4 tháng”, khái niệm hoàn vốn chỉ nên được sử dụng ở những mô hình đầu tư mà bạn biết người ta đang thật sự làm gì với số tiền của mình để tạo ra giá trị), nghĩa là trong 3-4 tháng đó bạn đang đánh đổi RỦI RO lấy CƠ HỘI. Hãy sẵn sàng tâm lý, và đảm bảo nếu có mất mát nó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn.
2. Sau 3-4 tháng bạn được “trả lại phần gốc”, những người mới trong nhóm bạn sẽ bắt đầu được trả, và khi đó bạn nên lưu ý lại lưu ý 1, thay cụm từ gia đình bạn thành “gia đình bạn & người thân”.
Vậy nên nếu có thể, hãy tham gia ở góc độ cá nhân, lời ăn, lỗ chịu. Đừng la lớn quá mức, sẽ không tốt cho sức khỏe.
3. Tự đặt cho mình vài câu hỏi, trước khi quyết định:
– Thay vì đầu tư Lending, tui tự mua đồng base để đó, cái nào lợi hơn? (Nhớ, xét cả khía cạnh LỢI NHUẬN lẫn RỦI RO, nếu LỢI NHUẬN ít hơn một chút, nhưng RỦI RO thấp hơn một chút thì cũng đáng để xem xét).
– Trường hợp thị trường đảo chiều đi xuống, nếu giá đồng base giảm 1/2 liên tục sau 6-12 tháng, đâu là nguồn thu để bạn được “trả lại phần gốc”?
Ngưỡng mộ bộ não của mấy con óc tạo ra mô hình này, và khinh bỉ mấy thằng máu lol Leaders tranh thủ tình hình hút máu đồng bào. chúng mày bản lĩnh thì đi hút tiền tây lông ấy. Quay qua đi lừa đồng bào nhẹ dạ cả tin. Tết này thì khối nhà với xe bán rẻ, người đi nhảy cầu theo tập thể luôn, các dự án ICO tử tế thì đéo gọi được vốn do bị đánh đồng với mấy con điếm nhà chúng mày. Cái đất nước này đã đủ khổ rồi sắp tới lại được một phen náo loạn.
Rồi bố chờ xem tụi thủ lĩnh chúng mày, đẻ con có lỗ đít ko.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét