Tôi thường nói một câu như sau: “Chuyện tình yêu chẳng qua là sẽ giống như thế này, có những cặp tình nhân cùng nhau trải qua hàng chục hàng nghìn ngày, lại có những đôi tình nhân trải qua hàng chục hàng nghìn lần một ngày giống nhau”.
Tại sao mỗi cuộc tình của bạn đều không thể bền lâu? So sánh một chút xem cuộc sống của bạn có phải giống thế này hay không.
Lúc mới bắt đầu thì nói chuyện thâu đêm suốt sáng không biết mệt, hàng trăm hàng nghìn dòng tin nhắn, cả nghìn giờ gọi điện thoại với nhau. Quanh đi quẩn lại chỉ là bấy nhiêu chuyện.
Bạn bắt đầu lúc nào cũng thận trọng tỉ mỉ, không có việc gì làm là lại xem mấy dòng trạng thái của đối phương, chỉ cần có chút động tĩnh gì thay đổi, ở bên này bạn lập tức nghĩ đông nghĩ tây, suy nghĩ lung tung đủ thứ chuyện.
Bạn bắt đầu luôn cảm thấy nhàm chán. Một khi hai người bắt đầu yêu đương thì những điều kiểu như sự nghiệp, lý tưởng,... ở trước tình yêu đều trở nên vô nghĩa. Có thời gian rảnh là lại dính lấy nhau như cặp sinh đôi liền thân, thế nhưng cũng không làm điều gì mới mẻ ngoại trừ: ăn cơm, dạo phố, xem phim,...
Cho đến một ngày, bạn bỗng nhiên cảm thấy mọi thứ thật nhàm chán, cảm thấy có phần m.ệt mỏi. Thậm chí, người từng làm trái tim bạn phải rung động thổn thức nay cũng khó để họ có được chút quan tâm từ bạn. Bạn cơ bản không có thời gian riêng tư để làm những việc mà trước tới nay bạn vẫn thích, cuộc sống của bạn bị sự tồn tại của tình yêu làm cho choáng ngợp.
Thậm chí, cuộc sống của hai bạn không những trở nên thật vô vị mà các bạn bắt đầu cảm thấy nhớ những ngày tháng còn độc thân.
Tại sao lại có trường hợp như vậy?
Nói một câu thật lòng thì là do cuộc sống của hai bạn cứ mãi đi theo một khuôn khổ. Nhìn thì có vẻ rất hạnh phúc, rất viên mãn, nhưng thật ra lại không khác trẻ con chơi trò gia đình là bao.
Hôm nay bạn giận dỗi, anh ấy dỗ dành bạn cả nửa ngày trời. Thế nhưng hôm sau anh ấy phải tăng ca, bạn lại giận dỗi trách móc: “Sao anh không chịu dành thời gian cho em?”. Những vấn đề cãi nhau của hai người lúc nào cũng sẽ là xoay quanh mấy vấn đề như: “Em quan trọng hay game quan trọng”, “Tốn nhiều tiền thế để làm gì”, “Sao lại quên lấy bưu phẩm dùm em”,...
Nguyên nhân khiến hai bạn rơi vào hố sâu của sự nhàm chán là do các bạn quá coi trọng việc yêu đương, mà lại lãng quên vô thời hạn những điều khác cũng không kém phần quan trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến chuyện tình của các bạn “sụp đổ”.
Khi bạn bỗng nhiên cảm thấy chán nản khi yêu, đừng ngần ngại tự hỏi bản thân những điều sau:
Từ khi bắt đầu yêu đương với người này, bạn có thường xuyên ôn tập học hành không? Công việc của bạn giải quyết như thế nào rồi? Cuộc sống mà bạn luôn hằng mơ ước bạn đã thực hiện được đến đâu? Những kế hoạch mà bạn đặt ra, bạn đã hoàn thành được bao nhiêu cái?
Có phải từ khi ở cạnh nhau, hai bạn lúc nào cũng hao tâm tổn sức nghĩ cách để “yêu đối phương hơn một chút” thế nhưng lại quên mất tầm quan trọng của việc “yêu thương bản thân”?
Thử suy nghĩ kỹ một chút mà xem, khi cả hai đều dành hết công sức lên việc yêu đương thì sẽ có chút đáng sợ:
Tâm trạng của bạn, mọi sự vui b.uồn đều sẽ do đối phương quyết định; những niềm vui, hạnh phúc, cảm giác đầy đủ trong cuộc sống phải dựa vào tình yêu mới có được. Một khi chuyện tình yêu có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ không thể nào tìm được ý nghĩa của cuộc sống nữa. Kiểu tình yêu được “coi trọng” thái quá như vậy sẽ dẫn đến sự kiểm soát, nghi ngờ, cãi vã, thậm chí sẽ làm cả hai bức bối k.hủng khiếp. Khi mà bạn dành cho một người quá nhiều điều, cho đi quá nhiều thì ngược lại bạn cũng muốn được nhận lại nhiều hơn nữa. Cuối cùng, tình yêu của bạn sẽ trở nên “biến dạng”, bạn bắt đầu muốn đối phương phải tỉ mỉ cẩn thận từng li từng tí, muốn họ phải biết nấu cơm rửa bát, muốn ra ngoài cũng phải thể diện,... và còn muốn nhiều hơn thế nữa. Tình yêu vô tư không vụ lợi lúc ban đầu dần dần biến thành kiểu lúc nào cũng lo lắng được mất, làm cho cả hai kiệt quệ về cả thể lực lẫn tinh thần. Câu chuyện tình yêu cứ thế mà dẫn đến kết cục chia ly đôi ngả.
Vậy bí quyết để có một mối quan hệ lâu dài là gì?
Luôn nhớ rằng: Anh có công việc của riêng mình cần phải làm, em cũng có lý tưởng mà bản thân muốn theo đuổi, ở cạnh nhau là để xoa dịu những áp lực, giải tỏa nỗi cô đơn, chứ không thể biến nó thành công cụ “bóp ch.ết” cuộc sống hiện tại.
Không có một tiêu chuẩn cố định nào về việc mỗi ngày phải làm những gì cùng nhau, nói chuyện bao lâu,... không phải là thời gian ở cạnh nhau ít đi thì tình cảm sẽ phai nhạt, mà là khi anh vô tình bắt gặp một chuyện gì đó hay ho thì anh sẽ muốn chủ động đi kể với em. Và khi em gặp phải chuyện phiền não, anh sẽ là người mà em tuyệt đối tin cậy để dốc bầu tâm sự.
“Yêu đương” đối với hai người mà nói, không phải là thứ làm cuộc sống trở nên mệt mỏi, mà phải là bàn đạp để cả hai đều trở nên tốt hơn.
Vì sự hiện diện của bạn mà sự nghiệp của đối phương có thể ngày càng phát triển. Tương tự, vì sự có mặt của đối phương mà bạn có thể yên tâm đi giải quyết những công việc của bản thân. Bởi vì cả hai bạn đang ở trong trạng thái không ngừng gia tăng giá trị bản thân, vậy nên cuộc sống sẽ xuất hiện nhiều những cơ hội và thử thách, cả hai đều đang nỗ lực vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, ngược lại cuộc sống cũng sẽ không ngừng đem lại cho hai bạn những cảm giác mới mẻ. Nhìn vào thì có vẻ như hai bạn đã ở cạnh nhau rất lâu, thế nhưng mỗi ngày đều tràn ngập sự tươi mới.
Vậy nên, kiểu tình yêu không bền lâu là như thế nào?
Là khi bạn hồi tưởng lại về mối quan hệ này, hình như ngoại trừ đi ăn, dạo phố, xem phim ra thì không còn gì khác. Đôi bên ngoại trừ việc “đầu tư” nhiều của cải và sức lực ra thì không có ai đạt được chút “tăng trưởng” nào.
Ngược lại, thế nào là một chuyện tình bền lâu?
Là khi bạn nhìn lại mối quan hệ này, bạn thấy mình từ non nớt trở nên trưởng thành hơn, từ tay trắng không có gì nay đã có thể độc lập tự chủ, từ một “thẳng nam” ngu ngơ không biết gì nay đã có thể hiểu được những tâm tư nho nhỏ của đối phương.
Bên cạnh đó, vì sự xuất hiện của mối quan hệ này, mà cả hai có thể yên tâm theo đuổi lý tưởng, trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Đối với cả hai mà nói, mối quan hệ này giống như một cột mốc chứng kiến sự trưởng thành mỗi ngày của mỗi người. Như vậy thì việc ch.ia c.ắt cũng sẽ rất khó xảy ra chứ nói gì đến chuyện thay thế bằng một người khác.
Nói cách khác, một mối quan hệ không bền đẹp thì cả hai không thể gọi nhau là “bạn đồng hành” mà chỉ có thể là “bạn cùng chơi” mà thôi.
Trong một mối quan hệ lâu dài, hai người dần trưởng thành trong mối quan hệ của họ, và cuối cùng trở thành thành gia đình của nhau.
Hơn 90% những cuộc tình có kết thúc không tốt đẹp đều không thể thoát khỏi “lời nguyền” của những xích mích trong chính mối quan hệ của họ. Còn một mối quan hệ lâu dài phải được xây dựng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Đối với một tình yêu lâu dài mà nói, thử thách thực sự không phải là hai người yêu sâu đậm đến mức nào hay họ yêu hết mình như thế nào, mà là liệu họ có học được cách trưởng thành trong mối quan hệ đó hay không.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét