Tác giả viết: “ Chiếc lá rơi ngoài hiên”
Cô giáo nói: Hình tượng chiếc lá rơi thể hiện cho cảm xúc buồn bã nuối tiếc của tác giả, hình tượng ngoài hiên thể hiện cho cảm giác lạc lõng…
Dụng ý của tác giả: “Đó là chiếc lá rơi. ĐM.”
Cô giáo nói: Hình tượng chiếc lá rơi thể hiện cho cảm xúc buồn bã nuối tiếc của tác giả, hình tượng ngoài hiên thể hiện cho cảm giác lạc lõng…
Dụng ý của tác giả: “Đó là chiếc lá rơi. ĐM.”
Nhiều người cho rằng việc phân tích quá mức là một việc ngớ ngẩn và hoàn toàn không cần thiết với một nạn nhân kinh điển là tác phẩm Doraemon với đầy những con người trí tuệ đã phân tích những mặt thực sự không cần thiết đối với một bộ truyện trẻ em như:
Triết học, sử học, thuyết tiến hóa, sự hình thành của sự sống, quá trình tiến hóa của nền văn minh và còn có du hành thời gian với thuyết đa vũ trụ, hiệu ứng cánh bướm, nghịch lý ông nội, nghịch lý tiền định, bla bla bla…
Triết học, sử học, thuyết tiến hóa, sự hình thành của sự sống, quá trình tiến hóa của nền văn minh và còn có du hành thời gian với thuyết đa vũ trụ, hiệu ứng cánh bướm, nghịch lý ông nội, nghịch lý tiền định, bla bla bla…
Và để chắc chắn lại một lần nữa, đúng là việc đó là không cần thiết, bởi vì Doraemon chẳng hề có ý đồ sâu xa gì hơn ngoài việc chỉ đúng là nó, một món quà của tuổi thơ mà tác Fujiko đã để lại cho hàng triệu người… Nhưng, đây cũng hoàn toàn có thể là một kế hoạch mưu mô để tẩy não loài người, khiến chúng ta thân thiện hơn với máy móc để chúng phát triển dần và thống trị thế giới qua một con mèo máy tròn của hội illuminati, chắc hẳn Fujiko cũng là một thành viên trong số họ…. uhm. Nhưng mà chưa nên đi xa như thế vội. Hay là Có nên :V.
Nhưng vấn đề chính ở đây không phải là sự phân tích quá mức của doraemon.
Dù có dù lố bịch đến đâu đi chăng nữa, câu truyện về một chú mèo máy và một cậu bé lười nhác này vẫn liên kết với người đọc theo một cách nào đó mặc cho việc đối với tác giả, Doraemon chỉ là một câu truyện không hơn không kém. Vậy câu hỏi mà ta cần biết ở đây đó là:
Dù có dù lố bịch đến đâu đi chăng nữa, câu truyện về một chú mèo máy và một cậu bé lười nhác này vẫn liên kết với người đọc theo một cách nào đó mặc cho việc đối với tác giả, Doraemon chỉ là một câu truyện không hơn không kém. Vậy câu hỏi mà ta cần biết ở đây đó là:
“Liệu một cách hiểu khác cho một tác phẩm có còn giá trị nếu như điều đó hoàn toàn không phải là ý tưởng mà tác giả đưa ra ban đầu ?”
Ừ, nếu cho rằng cách hiểu của một vấn đề là khách quan, tức mỗi người đều có thể có cách hiểu riêng thì mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Từ việc thực ra Nobita chỉ là một đứa trẻ bị tâm thần phân liệt tưởng tượng ra một người bạn giả tưởng với những chuyến đi kì thú.
Cho đến những thứ còn tối tăm hơn như là việc Nobita bị liệt toàn thân sau một tai nạn từ bé và mẹ của cậu đã tạo ra một người bạn là doraemon để giúp cậu vui vẻ mỗi ngày.
Nghe giống cái trên vờ lờ…
Ừ, nếu cho rằng cách hiểu của một vấn đề là khách quan, tức mỗi người đều có thể có cách hiểu riêng thì mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Từ việc thực ra Nobita chỉ là một đứa trẻ bị tâm thần phân liệt tưởng tượng ra một người bạn giả tưởng với những chuyến đi kì thú.
Cho đến những thứ còn tối tăm hơn như là việc Nobita bị liệt toàn thân sau một tai nạn từ bé và mẹ của cậu đã tạo ra một người bạn là doraemon để giúp cậu vui vẻ mỗi ngày.
Nghe giống cái trên vờ lờ…
Bởi vì nếu ý tưởng ban đầu của Fujiko chỉ bao gồm các yếu tố đó là mèo, một cậu bé lười biếng, và đồ chơi. Thì rốt cục tất cả những ý hiểu trên đều hợp lý với ý tưởng ban đầu của Fujiko, chỉ khác là góc nhìn và bối cảnh được thêm thắt quá mức tới độ ám ảnh mà thôi.
Điều này thực sự không khó, tới độ bất cứ ai cũng có thể làm được, bạn cũng có thể và tôi cũng như vậy.
Không tin ư ?… được rùi, haiz…
Điều này thực sự không khó, tới độ bất cứ ai cũng có thể làm được, bạn cũng có thể và tôi cũng như vậy.
Không tin ư ?… được rùi, haiz…
—- Chào mừng các bạn đến với khóa học phân tích quá lố 101—-
Phân tích quá lố không phải là làm từng bài phân tích một về đám chị em sinh 5 trong một bộ manga harem hay nhưng cũng khá bình thường. Tôi sẽ dạy cho bạn cách phân tích quá lố thực sự trong năm bước !
Phân tích quá lố không phải là làm từng bài phân tích một về đám chị em sinh 5 trong một bộ manga harem hay nhưng cũng khá bình thường. Tôi sẽ dạy cho bạn cách phân tích quá lố thực sự trong năm bước !
Xem nào, việc đầu tiên để xây dựng một khả năng phân tích quá lố tốt đơn giản chỉ là việc bạn có thừa rất nhiều thời gian. Ý mình là thực sự rất nhiều thời gian.
Vấn đề tiếp theo có thể là tìm ra một điểm vô cùng bình thường để phân tích.
> Doraemon rất sợ chuột. Đó là một việc mà mọi người đều biết tới.
> Liên hệ tới biểu tượng chuột, Chuột Mickey, việc Doraemon rất sợ chuột rất có thể là biểu hiện cho việc tác giả Fujiko có thể thầm ghét và thậm trí sợ hãi Walt Disney ? Liệu đây có thể là một âm mưu biểu hiện cho ảnh hưởng của nền văn hóa Nhật Bản được gây ra bởi Mĩ ở thời kì này ?
Vấn đề tiếp theo có thể là tìm ra một điểm vô cùng bình thường để phân tích.
> Doraemon rất sợ chuột. Đó là một việc mà mọi người đều biết tới.
> Liên hệ tới biểu tượng chuột, Chuột Mickey, việc Doraemon rất sợ chuột rất có thể là biểu hiện cho việc tác giả Fujiko có thể thầm ghét và thậm trí sợ hãi Walt Disney ? Liệu đây có thể là một âm mưu biểu hiện cho ảnh hưởng của nền văn hóa Nhật Bản được gây ra bởi Mĩ ở thời kì này ?
Tiếp theo, sau khi đã có một liên hệ quá lố và không cần thiết, chúng ta cần đi tìm bằng chứng để củng cố thêm giả thiết của mình. Nhớ là để có thể thuyết phục người khác, ta chỉ cần tìm những chứng cứ ủng hộ luận điểm của mình, không cần thiết phải quan tâm đến bức tranh toàn cảnh.
> Nói về sự sợ hãi, ta phải nhắc đến lâu đài ma quái tại Disneyland. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1969 (https://en.wikipedia.org/wiki/The_Haunted_Mansion) , lâu đài ma quái đã mở cửa. Nhưng, sự thật là từ ngày mồng 7 -8 (https://forums.wdwmagic.com/…/disneylands-haunted-mansion-…/) , lâu đài đã mở cửa để cho nhân viên thăm quan đầu tiên, đồng thời tại bên Nhật bản cũng vào ngày 8 tháng 8 năm 1969, là ngày mà những tập truyện về chú mèo máy kì diệu lần đầu tiên được công bố. (https://en.wikipedia.org/wiki/Doraemon)
> Vào ngày 15 tháng 3 năm 1983, tức 14 năm sau đó, Disneyland Tokyo Nhật Bản mở cửa đón khách. (https://en.wikipedia.org/wiki/Tokyo_Disneyland)
> 3 Tháng 9 năm 2011, tức 42 năm sau, Lâu đài ma quái được mở cửa tại disneyland tại Tokyo, cách viện bảo tàng Doraemon khoảng 28 km tính đường đi ngắn nhất. (https://www.rome2rio.com/s/Fujiko-F-…/Tokyo-Disneyland-Japan)
Nhìn các con số trên nghe có vẻ vô hại, nhưng, toàn bộ những ngày tháng kia không hề ngẫu nhiên, tất cả đều có chủ ý của nó, chủ ý của Disney để luôn đe dọa Fujiko và sự chống đối của ông trước con chuột kinh khủng kia
42 năm kể từ ngày chính thức mà disney thể hiện sự thống trị bằng nỗi sợ vào đúng ngày Doraemon gặp gỡ loài người. Trừ đi số năm để Disneyland Tokyo được Disney xây dựng 14 năm là còn lại…. 28 năm
Chính xác với khoảng cách để di chuyển từ Disneyland Tokyo tới viện bảo tàng Fujiko 28 km.
=> Disney luôn luôn khiến cho Fujiko sợ hãi, giống như việc Doraemon luôn sợ chuột Mikey vậy.
YEAH, Chỉ cần với một kết luận vô cùng chắc chắn nữa thôi, bạn đã hoàn thành khóa học để trở thành một nhà phân tích quá lố tuyệt vời.
———————————–
Phân tích có thể không hoàn toàn sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng, cũng giống như việc trong sách văn mẫu của bộ giáo dục muốn dậy ta cái méo gì cũng được về hình ảnh chiếc lá rơi, hay “Con nai vàng ngơ ngác; Đạp trên lá vàng khô ?”
Vậy đâu mới là giới hạn ?
Nói dối và xuyên tạc. Để nhận ra được sự dối trá và lừa lọc này, không có cách nào khác ngoài việc chúng ta phải tự nâng cao trí lực của mình, nhưng khi nghe thấy một tin tức, thay vì tìm hiểu thêm về sự thật thực sự, ta lại tự huyễn cho mình một viễn cảnh là thông tin đó luôn luôn là sự thật. Lúc đó, những ai có ý kiến khác nghĩa là họ sai và ta không cần thiết phải biết, miễn là ta thấy đúng. Mọi thứ sẽ luôn hoàn hảo trong cái huyễn cảnh ảo tưởng này.
Phân tích quá mức trong phim và truyện cũng như vậy, nhưng nó khác nếu như chúng ta hiểu được suy nghĩ, và cách mà khi tác giả sáng tác ra nó. Cũng đồng nghĩa như vậy, tôi đã từng nghe Fujiko nói về nhân vật Nobita kiểu kiểu như thế này:
“ Nobita thực ra là một nhân vật dựa trên không ai khác ngoài tôi, thủa nhỏ, tôi không học giỏi, chơi thể thao cũng kém, mặc dù vậy, may mắn thay, tôi lại gặp được những người bạn rất tốt..”
“ Nobita thực ra là một nhân vật dựa trên không ai khác ngoài tôi, thủa nhỏ, tôi không học giỏi, chơi thể thao cũng kém, mặc dù vậy, may mắn thay, tôi lại gặp được những người bạn rất tốt..”
Câu nói đó có thể không có thật. Có thể nó không được Fujiko nói ra bao giờ, nhưng nghe qua có vẻ đúng. Nhiều người trong số chúng ta liên kết với Doraemon không phải bởi vì những điều kì diệu mà chú mèo máy này đem lại, mà là bởi vì sự khiếm khuyết của những nhân vật.
Với Nobita là một ví dụ điển hình, là một cậu nhóc yếu đuối và lười biếng, luôn luôn trông cậy vào sự giúp đỡ Doraemon, nhưng mặc cho những khuyết điểm, nếu như nói về khả năng tuyệt vời nhất đến từ Nobita, điều đó chỉ có thể là khả năng làm hỏng mọi việc, thất bại thảm hại, nhưng cho dù thế giới có chao đảo như thế nào đi chăng nữa, Nobita vẫn có thể đứng lại lên trên đôi chân của mình, luôn luôn có thể suy nghĩ tới những điều tích cực nhất, một anh hùng luôn cố gắng làm việc mà cậu cho là đúng, cho dù nó có khó khăn như thế nào đi chăng nữa.
Và đó là nghệ thuật cho việc phân tích quá lố.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét