Bong bóng LÀ GÌ ?


Bong bóng kinh tế Định nghĩa “Bong bóng kinh tế”, “bong bóng đầu cơ”, “bong bóng thị trường” hay “bong bóng tài chính” là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường có sự tăng đột biến của giá cả hàng hóa hay tài sản giao dịch đến mức vô lý hoặc không bền vững. Nguyên nhân Nguyên nhân xuất hiện “bong bóng kinh tế” vẫn còn đang được bàn luận giữa các nhà kinh tế. Một trong những ý kiến cho rằng “bong bóng kinh tế” xuất hiện do hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản, đưa giá lên cao để thu lợi nhuận. Ý kiến khác đề cập đến sự tin tưởng của người dân vào mức tăng giá ổn định của tài sản trong quá khứ dẫn đến sức mua loại tài sản đó tăng mạnh, kéo giá đi lên. Cơ chế Hiện tượng “bong bóng kinh tế” còn được các nhà kinh tế học giải thích bằng lý thuyết có tên là “lý thuyết về kẻ ngốc hơn”. Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc này sẵn sàng mua hàng hóa với một mức giá cao với hi vọng có thể bán ở mức giá cao hơn nhiều cho những nhà đầu cơ khác (kẻ ngốc hơn). Bong bóng sẽ phình to thêm chừng nào mà anh ngốc này còn có thể tìm được kẻ khác ngốc hơn sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Bong bóng sẽ vỡ khi anh ngốc cuối cùng trở thành “kẻ ngốc nhất”, người trả giá cao nhất cho thứ hàng được định giá quá cao so với giá trị của nó và không tìm được người mua nào khác cho chúng. Người ta gọi hiện tượng “bong bóng vỡ” là sự sụp đổ thị trường vì tổng giá trị trên toàn thị trường suy giảm một cách đáng kể và nhanh chóng, thị trường tụt dốc về mọi mặt, gây nên khủng hoảng. Thông qua những “bong bóng kinh tế” ở quá khứ, người ta còn chỉ ra mối quan hệ giữa “bong bóng kinh tế” và sự sụp đổ thị trường: sự sụp đổ của thị trường chính là hệ quả của việc “vỡ bong bóng”. “Hiệu ứng đám đông” Một nguyên nhân quan trọng khiến cho tốc độ phình ra của bong bóng kinh tế hay tốc độ sụp đổ của thị trường diễn ra một cách chóng mặt chính là tâm lý cảm xúc con người: “hiệu ứng đám đông” hay “hiệu ứng bầy đàn”. Một tay đầu cơ thành công, sẽ kéo theo một hay hai người đầu cơ tiếp với mong muốn được như người đầu cơ trước đó. Một khi số lượng nhà đầu cơ thành công tăng, sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông”, khiến mọi người đổ xô đi đầu cơ, làm cho bong bóng phình to. Ngược lại, một khi bong bóng sắp vỡ, những người thông minh hơn sẽ cố gắng rút vốn ra khỏi thị trường. Dần dần, khi những người khác thấy dấu hiệu của sự giảm giá, họ bị tác động bởi “hiệu ứng”, bắt đầu tỏ ra nghi ngờ, lo lắng và bán hàng hóa của mình theo xu hướng chung, đẩy giá xuống mức thấp nhất. Tác động – hậu quả Các nhà kinh tế cho rằng bong bóng kinh tế sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Sự sụp đổ thị trường sẽ gây thiệt hại đến một khối lượng tài sản khổng lồ và kéo theo là sự bất ổn kinh tế kéo dài. Chúng ta có thể lấy ví dụ về “bong bóng chứng khoán”. Khi bong bóng bắt đầu xuất hiện, số lượng nhà đầu tư nghiệp dư gia tăng đáng kể, những người này có thể bán cả tài sản, từ bỏ nghề nghiệp hiện tại để đầu tư vào chứng khoán với hi vọng thu được lợi nhuận cao hơn, lúc đó các lĩnh vực khác sẽ thiếu đi nguồn lực để phát triển. Khi bong bóng vỡ, các nhà đầu tư sẽ cố gắng bán hết cổ phiếu để rút ra khỏi thị trường càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại. Hiện tượng bán ồ ạt cổ phiếu bất chấp giá cả thấp cỡ nào đã gây nên sự hoảng loạn trong thị trường khi mà số lượng cổ phiếu được rao bán quá lớn, trong khi ngược lại nhu cầu mua thì ít hoặc không có. Các nhà đầu tư thua lỗ trầm trọng, một khối lượng lớn giá trị cổ phiếu bị mất đi. Kết quả cuối cùng là thị trường xuống dốc “không phanh”, tác động lên mọi mặt của nền kinh tế, gây nên tình trạng suy thoái kéo dài nếu như không có chính sách can thiệp kịp thời. Một tác động quan trọng nữa của bong bóng kinh tế là gây ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân. Sự phình to của bong bóng sẽ khiến cho những người tham gia vào thị trường có cảm giác họ giàu hơn do nắm trong tay số tài sản được định giá quá cao, vì vậy họ có xu hướng tiêu dùng “mạnh tay” hơn. Nhưng đến lúc bong bóng vỡ, những người này lại cảm thấy nghèo đi, từ đó họ dần dần từ bỏ những thói quen tiêu xài tùy tiện, hoang phí không cần thiết của mình. Một khi có hàng loạt những người từ bỏ thói quen này, sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường là điều tất yếu, gây cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế, hơn nữa là làm cho suy thoái thêm trầm trọng. Không chỉ người dân và nền kinh tế ở quốc gia xảy ra hiện tượng bong bóng kinh tế chịu hậu quả nặng nề, nó còn lan rộng ra ngoài biên giới tới các quốc gia khác nhất là khi có xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Vậy làm thế nào để nhận biết “bong bóng kinh tế” sẽ xảy ra? Trên thực tế, rất khó để phân biệt giữa một “bong bóng thị trường” với sự biến động giá cả, người ta chỉ có thể biết đó là bong bóng khi bong bóng đã vỡ hay thị trường bị sụp đổ. Một số bong bóng kinh tế điển hình trong quá khứ: • • • • • • • Bong bóng hoa Tulip (1637) Bong bóng South Sea (1720) Cuộc đại suy thoái (1929-1933) Bong bóng Poisedon (1969-1970) Bong bóng tài sản Nhật Bản (1986-1991) Khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998) Bong bóng Dotcom (1995-2000) 




Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét