Nếu bạn chứng kiến một tình huống khẩn cấp xảy ra ngay trước mắt, bạn có chắc mình sẽ hành động để giúp đỡ người đang trong tình huống đó không? Chúng ta đều nghĩ rằng mình sẽ hành động, nhưng các nhà tâm lý học lại cho rằng việc bạn có can thiệp giúp đỡ hay không còn phụ thuộc vào số lượng người có mặt cũng chúng ta trong lúc đó.
Tìm hiểu Hiệu ứng Người ngoài cuộc. Understanding the Effect
Thuật ngữ Hiệu ứng Người ngoài cuộc (hay còn gọi là Hiệu ứng Bàng Quan) mô tả hiện tượng khi càng nhiều người có mặt thì lại càng có ít người giúp đỡ người nạn.
Khi một tình huống khẩn cấp xảy ra, những người quan sát có thể sẽ hành động khi chỉ có ít hoặc không có nhân chứng nào khác ở đó. Việc coi mình là một phần của đám đông khiến không ai đứng ra chịu trách nhiệm để hành động (hay không hành động).
Trong những nghiên cứu cổ điển, hai nhà nghiên cứu Bibb Latane và John Darley đã phát hiện ra rằng thời gian mà một người tham gia nghiên cứu cần để thực hiện hành động và tìm kiếm sự giúp đỡ biến động tùy vào số lượng quan sát viên đang có mặt trong phòng. Trong một thí nghiệm khác, các đối tượng được xếp vào một trong 3 bối cảnh khác nhau: Một mình trong phòng, ở trong phòng với 2 tham dự viên khác hoặc 2 hai người đóng giả làm tham dự viên.
Khi các tham dự viên đang điền vào bảng hỏi, khói bắt đầu lan ra khắp phòng. Khi các tham dự viên ở một mình, 75% số tham dự viên báo lại tình trạng này với người thực hiện thí nghiệm. Ngược lại, chỉ có 38% tham dự viên báo về vụ việc khi ở cùng 2 tham dự viên khác. Và trong nhóm cuối cùng, 2 người đóng giả nhận thấy khói nhưng rồi lại ngó lơ, và ở phòng này, chỉ có 10% tham dự viên thông báo cho người thực hiện thí nghiệm.
Các thí nghiệm tiếp đó của Latane và Rodin (1969) cũng phát hiện ra rằng 70% người tham dự sẽ giúp đỡ 1 người phụ nữ đang bị đau khi họ ở một mình, và chỉ có 40% hỗ trợ khi ở cùng người khác.
Các ví dụ về Hiệu ứng Người ngoài cuộc. Example of the Bystander Effect
Ví dụ được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến hiệu ứng này trong các sách giao khoa nhập môn tâm lý học là vụ giết người dã man tại Mỹ, người phụ nữ bị giết là Catherine “Kitty” Genovese.
Vào thứ Sáu ngày 13/03/1964, Genovese 28 tuổi đang trở về nhà sau khi đi làm về. Khi gần đến lối vào căn hộ, cô bị tấn công và bị đâm bởi một người đàn ông, sau đó được xác định là Winston Moseley.
Mặc cho cô gái không ngừng kêu cứu, khoảng hơn chục người ở căn hộ gần đó nghe thấy tiếng kêu khóc của cô gái mà không ai gọi cảnh sát báo về vụ việc. Cuộc tấn công bắt đầu lúc 3:20 sáng, những mãi đến 3:50 sáng mới có người đầu tiên nhấc máy gọi cảnh sát.
Được đăng lần đầu trên tờ New York Times năm 1964, vụ việc đã gây kích động quần chúng và xuất hiện một số thông tin sai sự thật. Mặc dù được trích dẫn thường xuyên trong các sách giáo khoa tâm lý, nhưng một bài báo do Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ xuất bản tháng 9/2007 đã kết luận rằng câu chuyện đã được lan truyền sai sự thật hầu như là nguồn tin không chính xác do báo chí và các sách giáo khoa thêu dệt.
Mặc dù vụ Genovese đã trở thành đối tượng cho hàng loạt những thông tin sai lệch và thiếu chính xác, nhưng bên cạnh đó vẫn có khá nhiều vụ tương tự xảy ra trong những năm gần đây.
Hiệu ứng người ngoài cuộc có thể tác động mạnh mẽ lên hành vi xã hội, nhưng chính xác là tại sao nó lại xuất hiện? Tại sao chúng ta lại không giúp đỡ khi là một phần của đám đông?
Lý giải Hiệu ứng Người ngoài cuộc. Explanations for the Bystander Effect
Có 2 yếu tố chính góp phần hình thành hiệu ứng này.
Đầu tiên, sự có mặt của nhiều người tạo ra lập lờ trong trách nhiệm. Vì có những người khác cũng ở đó nên mỗi cá nhân đều cảm thấy không áp lực phải hành động lắm, họ nghĩ trách nhiệm hành động được chia đều cho tất cả những người có mặt ở đó.
Lý do thứ hai là nhu cầu hành động đúng và được đông đảo xã hội chấp nhận. Khi người khác cũng quan sát đó mà không hành động thì mỗi cá nhân thường xem đó là một dấu hiệu rằng việc phản ứng là không cần thiết và không phù hợp. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng mọi người thường ít can thiệp hơn trong tình huống mang tính mơ hồ. Trong vụ Kitty Genovese, khoảng 38 nhân chứng kia tin rằng mình đang chứng kiến một cặp tình nhân đang cãi vã, và không nhận ra được người phụ nữ thực sự bị giết hại.
Đặc tính của tình huống có thể cũng đóng một vai trò nhất định. Trong suốt quá trình khủng hoảng, mọi thứ đều trở nên hỗn loạn và tình huống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Khán giả có thể tự hỏi chính xác là điều gì đang xảy ra. Trong những khoảng khắc hỗn độn như vậy, người ta thường nhìn sang những người khác để xem nên làm gì cho phù hợp. Khi người ta thấy mọi người trong đám đông không ai phản ứng gì, đây là dấu hiện cho rằng có thể mình cũng không cần phải làm gì.
Có thể nào ngăn chặn được hiệu ứng này? Can You Prevent the Bystander Effect?
Như vậy bạn có thể làm gì để tránh không rơi vào cái “bẫy bàng quan” này? Một số nhà tâm lý học đề xuất chúng ta đơn giản là chỉ cần nhận biết khuynh hướng này, đây có lẽ là cách tốt nhất để phá vỡ nó. Khi đối mặt với một tình huống đòi hỏi phải hành động, việc hiểu ra rằng hiệu ứng người ngoài cuộc có thể đang níu giữ bạn lại có thể giúp bạn chủ động vượt qua nó và thực hiện hành động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải đặt bạn vào tình huống nguy hiểm.
Nhưng nếu bạn là người cần giúp đỡ thì sao? Làm sao bạn có thể khiến người khác chìa tay giúp đỡ mình? Một chiến thuật thường được đề xuất là chọn ra một người trong đám đông đó. Sử dụng kết nối bằng ánh mắt và nhờ một người cụ thể giúp mình. Bằng cách cá nhân hóa đối tượng nhờ vả, người đó sẽ khó mà từ chối.
Nguồn: https://www.verywell.com/the-bystander-effect-2795899
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét