Cái gì khiến một đứa trẻ nhà nghèo cảm thấy bất lực nhất?

 

Lớn đến như vậy mà lần đầu tiên ra ngoài đi xa là tới thành phố bạn học đại học.
Bạn nhận lấy 800 đồng tiền sinh hoạt bố mẹ vừa gửi. Bạn rất vui, mặc dù tiền không nhiều nhưng dù gì cũng là số tiền bạn có thể tự do chi tiêu.
Nhưng tin nhắn Wechat ngay sau đó khiến nụ cười bạn cứng lại.
“Con ở bên ngoài thì đừng tiêu tiền lung tung”
Bạn biết khó khăn của bố mẹ, đây cũng chỉ là một câu dặn dò hết sức bình thường. Nhưng thật khó hiểu, sao bạn lại cảm thấy rất tủi thân.
Vừa nói rằng nhà rất nghèo, lại vừa bắt bạn ăn uống đầy đủ. Hóa ra trong mắt bố mẹ hai điều này có thể tồn tại cùng nhau.
Từ nhỏ, câu bạn nghe nhiều nhất là: “Con phải nghe lời, sao con lại chẳng hiểu chuyện gì cả”
Câu “Con cần hiểu chuyện”, “Nhà chúng ta nghèo” đã được khắc sâu tận xương tủy rồi, nó khiến cho một người vốn ở tuổi 20, tràn đầy tuổi trẻ không thể tùy hứng được, không thể cởi mở, nó dần dần khiến đứa trẻ trở nên dè dặt, trở thành một người luôn vâng vâng dạ dạ.
Người khác thấy rằng bạn tỏ ra tự cao tự đại, thực ra con người thật của bạn nội tâm rất nhạy cảm, vừa tự ti vừa nhu nhược.
Rõ ràng bản thân rất biết điều, bạn cùng phòng hở ra là mua đôi giày nghìn tệ, thỏi son vài trăm tệ, trong khi bạn chưa từng nghĩ tới việc có nó. Bạn biết bản thân không mua nổi, thứ này không phù hợp với tiền sinh hoạt của bạn.
Số lần uống trà sữa được đếm trên đầu ngón tay, giỏ hàng còn không tới 100 đồng mà vẫn nghĩ đi nghĩ lại rồi chẳng nỡ chốt đơn.
Lúc bạn cùng phòng rủ cuối tuần đi xem phim, dạo phố thì bạn hầu như toàn nói “Chút nữa tớ có việc, không đi được rồi”
Gia cảnh tốt của bạn cùng trang lứa và lòng tự tôn của bản thân, bạn không biết phải làm sao để cân bằng.
Nhưng dù là như vậy, bạn vẫn phải nhận lấy nhưng câu hỏi nghi ngờ của bố mẹ: “Tiền con tiêu đi đâu hết rồi?”
Dần dần, cảm giác đầu tiên khi bạn nhìn thấy đồ đắt một chút không phải là vui vẻ mà là sợ hãi, bạn cảm thấy bản thân mình không hợp, nhăn nhó lo sợ.
Nhưng lại vừa thường xuyên rơi vào mâu thuẫn.
Có thể vì một câu “Con ở ngoài đừng tiêu tiền lung tung” của bố mẹ mà tủi thân.
Vừa vì câu “Con xem đi, con gầy đi rồi, có phải là ở bên ngoài không ăn uống đầy đủ không” làm bạn mềm lòng và bỏ qua mọi thứ.
Mọi người cho rằng những đứa trẻ nhà nghèo chỉ biết oán trách bố mẹ không cho họ một gia đình tốt sao?
Mọi người sai rồi, bọn họ còn áy náy nữa.
Trong lúc nghỉ ngơi thư giãn sẽ thường cảm thấy không yên tâm, sẽ cảm thấy bố mẹ chẳng dễ dàng gì để nuôi bạn ăn học, sao bạn có thể không cố gắng học hành mà lại xem TV vào cuối tuần chứ?
Bất cứ lúc nào bạn nghỉ ngơi thư giãn đều cảm thấy áy náy và tự trách bản thân không xứng, luôn tràn đầy cảm giác tội lỗi.
Cũng có lúc bạn oán trách bố mẹ, không phải oán trách rằng bố mẹ không cho bạn một điều kiện đầy đủ, mà là oán trách rằng bố mẹ cứ ngày ngày không biết bao lần nói với bạn: “Nhà ta nghèo” khiến bạn tự ti tới tận xương tủy.
Bạn từ bỏ ước mơ học mỹ thuật, bạn phải chọn một ngành để sau này có thể kiếm tiền nhưng không phải ngành bạn thích.
Con nhà nghèo thì không chuyện thử sai.
Trước đây cứ nghĩ rằng đi mấy thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu thì đều có thể phấn đấu, lòng tràn đầy hăng hái, tràn đầy tham vọng, tự nói với bản thân: “Mình cũng không nên muốn cái cuộc sống nhìn thấy trong nháy mắt”.
Sau này mới thấy hóa ra cuộc sống bình thường cũng cần phải liều mạng để có được.
Hóa ra một đại học bình thường, một công việc bình thường, một cuộc sống bình thường đầu phải dựa vào những cố gắng không hề bình thường.
Cuộc sống “nhìn thấy trong nháy mắt” mà bạn muốn không hề bình thường, mà là sự ổn định và an toàn do môi trường sống và nền tảng của vật chất đem lại.
Vẫn chưa có có hội vượt qua núi lội qua biển thì đã hiểu ra rồi, bình phàm mới là đáp án duy nhất.
(Đoạn này lấy ví dụ trên bài hát “Con đường bình phàm” nên mình xin phép giữ nguyên chứ “bình phàm” ạ)
Chúng ta sẽ không trách bố mẹ, bởi vì họ thật sự đã cho chúng ta những thứ tốt nhất có thể rồi.
Có lúc trách móc bản thân, bố mẹ nuôi bạn chẳng dễ dàng gì, tuy chẳng cho được bạn những thứ tốt nhất, nhưng từ nhỏ tới lớn, chẳng thiệt thòi cái gì cả. Tại sao bản thân cứ muốn so đo vậy, nếu như ưu tú thêm một chút là mình có thể gánh vác cho cả gia đình, thay đổi cuộc sống bây giờ.
Lý Vinh Hạo hát: Nếu như tôi còn trẻ, tôi nhất định sẽ không tự ti, hiểu những gì cần phải trân trọng.
Đúng vậy, tôi hy vọng rất nhiều rằng bản thân của thời trẻ không tự ti!
Tôi đã bị rơi vào cái vòng trong cứ trách cứ bố mẹ, rồi lại thông cảm cho họ, rồi lại phàn nàn trách cứ...
Những đứa trẻ nhà nghèo, rất nhiều rất nhiều lúc cảm thấy bản thân bất lực
Những vấn đề kéo theo cũng rất nhiều. Trong nhà luôn cãi nhau vì tiền, chỉ mong rằng con cái lớn lên có thể xuất chúng hơn người, để cho những đứa trẻ áp lực nặng nề, phàn nàn, trách móc,...
Tôi nhớ rằng “Kỳ Hoa nói” có một chủ đề tranh cãi là: Nhà nghèo thì có cần con cái không?
Một nhóm người có cuộc sống đầy đủ ở đó bàn tán con cái với tiền thì có gì liên quan.
Có quá nhiều sự liên quan ấy chứ!
Bọn họ không hiểu rằng lần đầu tiên đi tàu lên học đại học cứ phải lục túi là như nào, cảm giác “Lần đầu tiên ngồi tàu phải cẩn thận” là gì.
Bọn họ không hiểu được cảm giác luôn thích nhảy nhưng vì hiểu chuyện nên không dám xin bố mẹ tiền đi học, đến cuối tiết học mốn Nghệ thuật lại hỏi “Sao con không lên biểu diễ một tiết mục, con nhà người ta sao mà tài giỏi vậy”.
Bọn họ không biết được vì sao bố mẹ cứ phàn nàn cả ngày, “Con gái à, con phải học hành cho tốt, sau này tìm một người tốt, đừng chịu khổ như mẹ”.
Bọn họ cũng chẳng hiểu được cảm giác bố mẹ cứ ở ngoài đồng ruộng, nhà máy suốt là gì, vừa tan ca, xương cốt như muốn rụng rời, chỉ muốn đi nghỉ. Lấy đâu ra thời gian ở cạnh con cái, yêu con cái?
Đến để con cái no đủ, học phí đều phải gắng gượng mới gom đủ, bố mẹ lấy cái gì để mở rộng cái nhìn cho con, đảm bảo một cuộc sống tinh thần đầy đủ?
Huống hồ là ngồi máy bạy đi du lịch, ra nước ngoài, đến nghĩ còn không dám nghĩ tới.
Mấy điều trên chẳng qua chỉ là một vài thứ bình thường trong suốt mấy chục năm. Nhìn về tương lai xa xôi, họ thấy rất mơ hồ, nhưng lại khắc sâu vào tim họ.
Cảm nhận sâu nhất chính là nếu như sau này tôi muốn sinh con, tôi nhất định không để nó giống tôi, tôi nhất định phải để nó tự tin, dũng cảm, ung dung, không nịnh nọt, không hùa theo, không phải vì một lời nghi ngờ tùy tiện của người khác mà cũng tự nghi ngờ mình, phủ định bản thân mình. Tôi nhất định cho nó có khả năng chọn thứ mình thích.
Nếu có con trai, tôi sẽ dạy nó về trách nhiệm và đảm đương, dạy nó tôn trọng con gái, đừng đem cân nặng chiều cao của người khác ra làm trò đùa, có một tấm lòng bao dung, tốt nhất là yêu thích vận động, tích cực hướng về phía mặt trời.
Nếu có con gái, tôi sẽ dạy nó thế nào là thật lòng yêu một người, đừng vì một vài lời yêu thương, một bó hồng mà rơi vào tay một thằng cặn bã.
Dù là con trai hay con gái, tôi đều sẽ để chúng lớn lên trong một gia đình đầy đủ, ấm áp, để chúng theo đuổi tất cả những gì mình thích.
Tôi sẽ không để chúng giống bản thân tôi.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét