Dạo gần đây cụm từ “打工人” bỗng trở lên vô cùng hot, cụm từ này không chỉ xuất hiện trên các clip trên mạng, thậm chí còn được chế thành rất nhiều meme để troll nhau. Bây giờ cư dân mạng Trung Quốc nói chuyện với nhau còn hay mở đầu bằng câu nói”你好
打工人”( xin chào, người đi làm). (Với cụm từ này mình mạn phép dịch là “dân( người) đi làm,dân( người) lao động”, các bạn xem giải nghĩa và nếu như có cách dịch hay hơn hãy cmt góp ý nha).
Cụm từ “打工人” là cách gọi chung dùng để chỉ cả nhóm những người lao động chân tay và lao động trí óc. Bất luận là phu hồ hay dân văn phòng, tầng lớp lãnh đạo hay dân tự khởi nghiệp thì đều được gọi chung là 打工人( dân/ người đi làm). 打工人 đều có đặc điểm chung, ví dụ họ luôn có những nhận thức vô cùng tỉnh táo về cuộc sống, kể cả lý do vì sao phải đi làm họ cũng có thể kể ra vô cùng rõ ràng và đầy sức thuyết phục.
Trong 《Tuyên ngôn của dân đi làm》có viết 80% sự đau khổ trong cuộc sống đều đến từ việc đi làm, nhưng tôi biết rằng nếu như không đi làm thì 100% nguyên nhân của sự đau khổ sẽ đến từ việc không có tiền. Cho nên giữa việc đi làm và không có tiền, tôi chọn việc đi làm. Đi làm có khả năng sẽ giảm 10 năm tuổi thọ, nhưng không đi làm thì 1 ngày cũng không sống nổi.
Dân đi làm có thái độ vô cùng tích cực đối với việc đi làm, thức khuya dậy sớm không biết mệt, không bao giờ đến muộn, về sớm, không có ngày nghỉ cũng không vấn đề. Bởi dân đi làm có ý chí gang thép và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết.
Trong suy nghĩ của dân đi làm, thì đi làm không phải là một chuyện đáng xấu hổ gì. Mặc dù đi làm có hơi vất vả nhưng cũng là một cách để chứng tỏ được giá trị của bản thân, là biểu tượng cho tinh thần độc lập tự cường. Dựa vào người khác là công chúa, còn dựa vào chính mình là niềm vinh dự của người đi làm.
Những suy nghĩ trên đôi khi là sự tự an ủi chính mình, đôi khi cũng là tự chế giễu chính mình. Trước khi gia nhập vào đội ngũ “ người đi làm” ai chẳng ôm hoài bão, mong muốn cái nọ cái kia, nhưng cuối cùng cũng chỉ làm trâu làm ngựa, cháy hết mình để cống hiến cho công ty.
“ Trước khi làm ở xưởng điện tử, tôi cũng
có mơ ước, mơ làm nhà văn, mơ về tình yêu đẹp, mơ du lịch vòng quanh thế giới. Nhưng khi vào xưởng làm rồi, tiếng linh liện va đập vào nhau chính là âm thanh đập tan giấc mơ của tôi. Ngủ ngon nhé dân đi làm”
“ Ông trời sẽ không bao giờ phụ bất kì một giọt mồ hôi nào, những giọt mồ hôi ấy đều sẽ được đền đáp bởi số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn. Chào buổi sáng, dân đi làm”.
Có thể nỗ lực cả nửa đời người cũng chẳng có thu được cái gì, có thể phấn đấu cả đời cũng không có được thành công. Nhưng đối diện với hiện thực khốc liệt, dân đi làm vẫn không bao giờ cúi đầu, mà luôn luôn cố gắng nỗ lực, nhìn về viễn cảnh tương lai, dùng nỗ lực và những giọt mồ hồi để vẽ lên một tương lai tươi sáng.
Trước đây chúng ta có rất nhiều cách dùng để gọi những người đi làm, có cách gọi thì dựa vào sự phân loại giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Ví dụ: dân văn phòng, công nhân. Sau này xuất hiện cách gọi được sử dụng rộng rãi hơn là 上班族“ dân công sở”.
Mấy chục năm gần đây còn thịnh hành cả cách nói “打工仔(妹)”( thằng làm thuê, con bé làm thuê)、社蓄( trâu chó). Cách gọi 打工仔(妹) xuất hiện khi một số lượng lớn công nhân và nông dân ra thành phố làm việc, cách gọi này dùng để chỉ lớp trẻ đi làm thuê ở thành phố. 社蓄 là cách gọi bắt nguồn từ tiếng nhật しゃちく, đây là cách nói châm biếm , chỉ những nhân viên luôn đi làm theo sự sai bảo của cấp trên, luôn bị đàn áp , kiếp đi làm như trâu như chó.
打工仔 và 社蓄 đều có nghĩa không tốt. 打工仔 thường dùng để chỉ lao động chân tay, lương thấp, chỉ tầng lớp thấp trong xã hội, và khi người nói dùng cụm từ này có chút tự ti trong đó.社蓄 thì bao hàm ý nghĩa chỉ những người có vẻ như quá bằng lòng với hiện tại, không có ý trí phấn đấu hay lý tưởng gì, chỉ cam phận làm trâu làm chó.
“打工人” thì khác, mặc dù cũng để chỉ người đi làm bình thường,nhưng cụm từ này vẫn toát lên được tinh thần theo đuổi ước mơ, sự kiên cường.Mặc dù đang phải đi làm nhưng không tự ti , không cam chịu cuộc sống.
“打工人” là một từ trung tính, cụm từ này là tiếng nói chung và gắn kết được tinh thần đoàn kết của tập thể người dân lao động. Toàn bộ “打工人” đều đáng được tôn trọng. Bất luận bạn vui hay buồn cũng khó lòng nào mà xoá đi tên gọi” 打工人” của mình, 打工人 cũng có suy nghĩ tình cảm, cũng có quyền nói “ không”.
Đằng sau việc sử dụng rộng rãi cụm từ
“打工人” chính là cách lớp trẻ tự chế giễu, tự châm biếm về gánh nặng áp lực trong cuộc sống, là thái độ không bằng lòng với môi trường áp lực cao, là sự không cam tâm với một cuộc sống bình thường, là một trò đùa, cách nói hài hước của lớp trẻ. So với việc chấp nhận một cách thụ động thì không bằng hãy chủ động tấn công, cách gọi này mang đậm màu sắc chủ nghĩa tích cực lạc quan.
“打工人” dân đi làm ơi,hôm nay các bạn đã cố gắng hết mình chưa!
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét