Người học giỏi rốt cuộc kinh khủng thế nào?

 

Bài văn 0đ kì thi tuyển sinh đại học (via.mạng xã hội)
· Có một loài chim, nó có thể bay mấy chục ngàn km, vượt qua Thái Bình Dương, nhưng thứ nó cần chỉ là một cành cây nho nhỏ. Trong lúc bay, miệng nó ngậm cành cây, mệt rồi thì vứt cành cây ấy xuống mặt nước, sau đó đáp xuống cành cây nghỉ ngơi một lát, đói rồi thì đứng trên cành cây bắt cá, buồn ngủ thì đứng trên cành cây mà ngủ. Ai mà ngờ được, chú chim nhỏ có thể thành công vượt qua Thái Bình Dương, lại chỉ dựa vào một cành cây nhỏ bé. Thử nghĩ xem, nếu thứ chú chim nhỏ ngậm không phải là cành cây, mà là tất cả đồ dùng như tổ chim, thức ăn…, hết thảy đều mang trên người, thì liệu rằng chú chim nhỏ ấy có còn bay nổi không?
Dựa theo tài liệu bài văn nêu trên, yêu cầu tự lập dàn ý, tự đặt vấn đề, tự chọn thể văn (trừ thơ ca); Không đi khỏi nội dung tài liệu và phạm vi ý nghĩa bài văn, tối thiểu 800 chữ.
“Tôi chẳng tin vào biện pháp của chú chim ngốc”
Là một sinh viên khoa học tự nhiên, lúc tôi nhìn thấy đề bài này, lập tức hóa đá luôn.
Tôi rất muốn đánh người! Rất muốn đánh giáo viên ra đề một cái thật mạnh———thay mặt cho giáo viên vật lý của tôi.
Bảo một chú chim, tha cành cây bay qua Thái Bình Dương———IQ xịn cỡ nào mới có thể viết ra câu chuyện như thế này chứ ?
Tôi không biết chú chim của giáo viên ra đề mạnh mẽ thế nào, thần kỳ thế nào. Tư duy của một người bình thường lại khiến tôi không thể không nghi ngờ một số thứ. Tôi không tranh cãi với bạn, một chú chim tha cành cây, làm sao tán tỉnh ve vãn bạn đời; tôi không tranh cãi với bạn, một chú chim không biết bơi, làm sao mà đạp lên cành cây bắt cá; cũng chẳng muốn tranh cãi với bạn, sóng biển Thái Bình Dương có xô ngã cành cây không. Tôi chỉ muốn hỏi bạn một vấn đề: bạn có biết rốt cuộc cành cây to thế nào mới có thể nổi trên mặt nước không? To như cọng sắt sao? Hay to như chiếc đũa thế kia?
Giáo viên ra đề có đánh, xin cho phép tôi chỉ bạn công thức liên quan đến lực nổi, nếu bạn muốn để một khúc gỗ có thể chở được một chú chim, vậy thì cần phải đáp ứng điều kiện sau (để thể hiện sự tôn trọng IQ của bạn, tôi không sử dụng chữ cái): Lực nổi khúc gỗ sinh ra - trọng lực gỗ + trọng lực của chim
Để có thể khiến khúc gỗ phát huy tác dụng lớn nhất, Chúng ta giả thiết khúc gỗ vừa hay bị nhấn hết xuống mặt nước.
Vậy thì có thể có được kết luận như sau:
Mật độ nước × thể tích gỗ × gia tốc trọng trường - mật độ gỗ × thể tích gỗ × gia tốc trọng trường + trọng lượng của chim × gia tốc trọng trường
Kết hợp các đơn thức cùng loại đồng thời đơn giản hóa chúng, ta có:
Thể tích gỗ × (mật độ nước - mật độ gỗ) - trọng lượng của chim ≥ 0
Mật độ nước khoảng 1000kg/m3, còn mật độ gỗ khoảng 400-750kg/m3, chúng ta tạm coi như chú chim này rất thông minh, tìm một khúc gỗ khá nhẹ, mật độ gỗ là 500kg/m3.
Ta được:
Trọng lượng của chim/thể tích gỗ - 500kg/m3
Nói một cách đơn giản, ta có kết luận thế này:
Nếu chú chim nặng 1kg, vậy thì, thể tích gỗ - 1/500m3 - 0.002m3 - 2dm3.
2dm3 là khái niệm gì thế? ———Viên gạch chúng ta thường thấy, khoảng hai viên!
Chú chim nặng 1kg là cái gì nữa? Nói thế này đi, con gà mái bình thường nặng khoảng 3 đến 4kg, con gà nặng 1kg, cũng chính là con gà con.
Liệu rằng một chú chim nặng cỡ một con gà con, có thể ngậm được khúc gỗ có khối lượng bằng hai viên gạch hay là khúc gỗ to bằng cánh tay không? Cho dù có thể, nhưng lực cản của gió đối với khúc gỗ, cũng sẽ khiến chú chim bay đến Đại Tây Dương, chứ không phải là Thái Bình Dương đâu.
Giáo viên ra đề có thể sẽ nói chú chim của ông ấy lớn, cho nên trọng lượng cũng nặng đấy! Vậy thứ chú chim phải ngậm có lẽ không phải là khúc gỗ to bằng cánh tay nữa, mà là cây cột rồi.
Tóm lại, khoa học tự nhiên nói với tôi. Cho dù là chim gì, cũng sẽ không chọn tha một cành cây bay qua Thái Bình Dương đâu. Nếu nhất định phải làm vậy, chắc chắn chỉ có con chim ngu ngốc thôi———con chim ngu ngốc chết chìm ở Thái Bình Dương làm mồi cho cá ăn. Đối với biện pháp của chú chim ngu ngốc dựa trên câu chuyện ngu ngốc này, chỉ có kẻ ngu mới tin thôi.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét