Thế nào là kỷ luật tự giác?

 


1. Trước khi trả lời câu hỏi thế nào là kỷ luật tự giác, hãy giải đáp vấn đề thế nào là tự do đã nhé.
Chắc mọi người chẳng còn lạ gì những câu văn truyền cảm hứng như "Tự giác bao nhiêu, tự do bấy nhiêu""Tự do không phải là muốn gì làm nấy, mà là có khả năng để không làm điều mình không muốn".
Tôi lại muốn cho các bạn thấy kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hơn.
Đa số hành vi của con người đều bị chi phối bởi gen và các chất dẫn truyền thần kinh. Ví dụ, chúng ta thích ăn ngọt vì đường có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho sự sinh tồn. Điều này ăn sâu vào trong gen của tổ tiên loài người và di truyền cho đến ngày nay. Nhưng ăn quá nhiều đồ có đường có thể dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, đường huyết cao.
Dopamine cũng tác động đến rất nhiều hành vi của con người. Ví dụ, tôi chơi game mấy tiếng liền, mệt mỏi đến mức không còn cảm thấy vui nữa, nhưng dopamine do não tiết ra lại kích thích tôi chơi tiếp, nó thủ thỉ với tôi rằng: "Chơi game sẽ đem lại cảm giác sung sướng." Hẳn nhiều người chơi game đều hiểu quá trình này không chỉ toàn vui sướng, nhiều lúc thua thảm hại vẫn muốn chơi tiếp, chỉ bởi vì lần tiếp theo có thể mình sẽ thắng. Có thể ví dopamine như lời hứa hẹn về một phần thưởng to lớn, nhưng nó chỉ là HỨA HẸN, không phải PHẦN THƯỞNG. Tóm lại: Dopamine = Mong đợi ≠ Vui sướng
Nghiện thuốc lá, nghiện game, nghiện rượu, nghiện tình dục, nghiện phim ảnh, nghiện mua sắm, tất cả đều là trò tai quái của dopamine. Tiếc thay, người thực sự cảm thấy sung sướng sẽ không nghiện, còn kẻ nghiện chỉ cảm thấy khổ sở.
Trước kia, chúng ta đề xướng làm một người lý trí, dùng ý chí nghị lực kiểm soát ham muốn bản năng của mình. Còn sau này, chúng ta phải làm một người hiểu cơ chế vận hành của bộ nào, lợi dụng ham muốn bản năng một cách có chọn lọc. Ví dụ như giảm béo, để giảm cân thành công, động lực phải lớn hơn cơn thèm ăn và tâm lý lười biếng. Mà động lực chẳng phải cũng là một kiểu ham muốn hay sao? Ham muốn nào chiếm ưu thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những việc chúng ta làm.
2. Chúng ta nên lựa chọn ham muốn như thế nào
Mọi thay đổi con người làm ra đều chỉ nhằm một mục đích duy nhất: tối ưu hóa lợi ích lâu dài của bản thân. Chúng ta kiềm chế ham muốn, bỏ qua lợi ích trước mắt âu cũng chỉ để thu về lợi ích lớn hơn, lâu dài hơn.
Ai cũng muốn mình kiếm được nhiều tiền, chiếm được nhiều lợi, có được nhiều hạnh phúc. Mọi người đều hiểu cần có thời gian, những nhu cầu này mới được thỏa mãn. Nhưng khi phải đối mặt với mỗi một lựa chọn trong cuộc sống, chúng ta lại thích đi đường tắt, nhảy qua quá trình, tới thẳng đích đến. Vấn đề là ta buộc phải dành thời gian suy nghĩ để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn, tối ưu hóa lợi ích lâu dài của bản thân. "Lợi ích" này bao gồm tất cả những gì ta mong muốn, từ tiền bạc, sức khỏe cho đến thành công, hạnh phúc.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người nỗ lực làm việc, sau đấy cơ thể bị tổn hại nặng nề, nửa đời sau phải lấy tiền mua sức khỏe. Cũng có người mâu thuẫn với gia đình, sau cùng sống trong cảnh neo đơn. Hoặc có người ham hưởng thụ cuộc sống an nhàn, đến khi có gia đình, sinh con, đối mặt với áp lực về tài chính lại bất lực.
Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào?
3. Quay trở lại chủ đề kỷ luật tự giác
Mỗi người đều có những ham muốn trái ngược nhau: muốn ăn ngon nhưng cũng muốn có thân hình thon gọn; muốn kiếm nhiều tiền nhưng cũng muốn an nhàn, ngủ nướng; muốn kết bạn nhưng lại ngại ngùng; muốn ở nhà chơi game nhưng cũng muốn ra ngoài tiếp xúc với nhiều người.
Kỷ luật tự giác không phải là đè nén ham muốn, mà là đấu tranh để lựa chọn một trong hai ham muốn đối lập. Những ham muốn này ai cũng có, điều làm nên sự khác biệt giữa người với người là chúng ta chọn nghiêng về bên nào hơn.
Trải nghiệm quá khứ làm nên ta của hiện tại, ta của hiện tại chính là kết quả của quá khứ.
"Mình muốn một tương lai như thế nào?" Thật ra bản thân câu trả lời cho câu hỏi này cũng là ham muốn, chỉ là nó cần rất nhiều thời gian, nỗ lực kỷ luật thì mới có thể thỏa mãn.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét