Chiều nay nhận được cuộc điện thoại thông báo, sách của Can tiểu Hy đang được soi xét vì có những nghi vấn về một số đoạn chiến đấu trong truyện. (bị đánh giá là bạo lực).
Lại căng thẳng ngồi viết giải trình, tính toán với Hy để sẵn sàng tinh thần cắt gọt, và quan trọng nhất, là mấy anh em lại muối mặt xin lỗi độc giả vì tiếp tục trễ hẹn ra sách.
Đã từng làm việc trong 1 nhà xuất bản, cũng đã nói chuyện tâm sự với các anh chị bên Cục, nhận được sự ủng hộ của các anh chị trong việc phát triển truyện tranh, nên tôi biết có những khó khăn mà tất cả anh chị em làm sách cùng phải chia sẻ, không thể trách móc hay than vãn gì.
Những lúc như thế này, tôi lại nghĩ, nếu có cơ hội, chắc chắn phải vận động để có được 1 bảng phân loại tuổi dành cho truyện tranh.
12 năm nay làm truyện tranh, tôi không có lạ gì về quan điểm “Truyện tranh là dành cho trẻ con” của người Việt mình. Tôi vẫn không lạ khi truyện tranh (mặc dù ghi rõ là dành cho độc giả trên 16 tuổi) vẫn được xếp vào quầy thiếu nhi ở nhà sách. Điều mà tôi thấy lạ là sau 12 năm, mọi thứ chả có gì thay đổi, các bậc phụ huynh vẫn cảm thấy giới trẻ nước nhà là những sinh vật mềm yếu, mong manh và dễ vỡ, có thể bị 1 cuốn truyện tranh làm biến đổi từ dạng thức bình thường ngoan hiền lễ phép thành mầm mống bạo lực bất cứ lúc nào.
Nhân nói chuyện 12 năm, lại lan man sang chủ để khác. 12 năm trước, cái cô đóng vai chính trong Hậu Duệ Mặt Trời (đúng rồi, cái phim Hàn Quốc đang được quan ngại sâu sắc vì ảnh hưởng đến giới trẻ đó) cũng đóng chính trong 1 phim khác của Hàn Quốc là Ngôi nhà hạnh phúc, cũng gây sốt ầm ỹ châu Á. Có gì liên quan đến bài post này? Vì Ngôi nhà hạnh phúc là tác phẩm được chuyển thể từ truyện tranh.
Và không chỉ 1 mình bộ phim đó, loạt phim truyền hình “Vườn sao băng”, “Hoàng cung”, “Thợ săn thành phố”… mà các mẹ mê mẩn mấy năm vừa qua cũng là bọn Hàn Quốc nó chuyển thể từ truyện tranh Nhật đấy.
Còn ngó ra ngoài rạp chiếu bóng năm nay, thì Bat vs Sịp là truyện tranh, Deadpool là truyện tranh, Captain vs Bàn Là sắp chiếu cũng là từ truyện tranh hết.
Nếu mà ở Mỹ, ở Nhật, ở Hàn người ta cũng coi truyện tranh là cho con nít, thì cái đống phim bom tấn sản xuất hết hàng trăm triệu đô đó còn lâu mới được ra đời.
Và không chỉ 1 mình bộ phim đó, loạt phim truyền hình “Vườn sao băng”, “Hoàng cung”, “Thợ săn thành phố”… mà các mẹ mê mẩn mấy năm vừa qua cũng là bọn Hàn Quốc nó chuyển thể từ truyện tranh Nhật đấy.
Còn ngó ra ngoài rạp chiếu bóng năm nay, thì Bat vs Sịp là truyện tranh, Deadpool là truyện tranh, Captain vs Bàn Là sắp chiếu cũng là từ truyện tranh hết.
Nếu mà ở Mỹ, ở Nhật, ở Hàn người ta cũng coi truyện tranh là cho con nít, thì cái đống phim bom tấn sản xuất hết hàng trăm triệu đô đó còn lâu mới được ra đời.
Trong sự kiện Hậu Duệ Mặt trời, tôi đọc được câu hỏi vang vọng, giống hệt như câu hỏi khi cách đây nhiều năm, thị trường truyện tranh ngập tràn truyện nước ngoài: “Sản phẩm giải trí của Việt Nam đâu rồi, sao không thể chống lại sự xâm lăng văn hóa này???”.
Chừng nào người lớn chúng ta còn coi truyện tranh là dành cho trẻ con, và các chủ để bị coi là nhạy cảm thì bị nâng lên đặt xuống thì chúng ta coi như thua luôn trên cuộc chiến chống xâm lăng văn hóa đó.
Khác gì khi ra trận, chỉ huy căn dặn: “Giặc tấn công, các đồng chí phải đứng lên chiến đấu, nhưng tốt nhất là không nên cầm súng cầm gươm bởi lỡ cướp cò, đứt tay thì chít! Chọi đá hoặc ná cao su cho an toàn nhe!”.
Khác gì khi ra trận, chỉ huy căn dặn: “Giặc tấn công, các đồng chí phải đứng lên chiến đấu, nhưng tốt nhất là không nên cầm súng cầm gươm bởi lỡ cướp cò, đứt tay thì chít! Chọi đá hoặc ná cao su cho an toàn nhe!”.
Có một hệ thống phân loại tuổi được cơ quan quản lý nhà nước công nhận, tác giả truyện tranh có thể tự do hơn trong việc sáng tác, và độc giả cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn truyện có độ tuổi phù hợp với mình để tìm đọc. Quan trọng hơn, truyện tranh cho người trưởng thành sẽ có cơ hội tìm được độc giả của mình, không bị đứng chung với quầy sách thiếu nhi nữa. Và không ai có thể ngắt 1 vài cảnh chiến đấu bạo lực trong 1 trang truyện bất kỳ, đưa lên truyền thông và dấy lên mối quan ngại sâu sắc.
8 tháng trước, trong buổi Comics Day do Comicola tại Hà Nội, một chị phụ huynh có lật lật vài trang trong cuốn truyện tranh Nhật Bản con chị mang theo, và tỏ ý than phiền với tôi về tương lai đẫm máu và nước mắt của giới trẻ nước nhà.
Hôm đó bận, tôi chỉ nói rất ngắn gọn với chị: “Em biết 1 cái truyện ngắn của Việt Nam mà nếu tách đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối ra, chị sẽ thấy nhân vật chính chửi rủa xã hội, hiếp dâm một người phụ nữ có tiền sử tâm thần, giết người và cuối cùng tự rạch mặt mình đến chết. Cái truyện đó đang được đăng vào sách giáo khoa phổ thông cho con chị học đó!”
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét