Fragging


Trong chiến tranh Việt Nam, "Fragging" là từ dùng để chỉ hành động binh sĩ Mỹ cố ý chọi quả lựu đạn vào lều của sĩ quan chỉ huy. Số vụ "Fragging" ở Việt Nam từ năm 1969 tới 1972, tính luôn cả hai trường hợp đã biết rõ và bị nghi ngờ, lên tới con số gần 900 với 99 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương.

Hiện tượng binh lính sát hại những đồng đội, đặc biệt là sĩ quan cấp trên của họ, đã xuất hiện kể từ những ngày đầu của xung đột vũ trang và nhiều trường hợp như vậy được ghi lại xuyên suốt lịch sử. Tuy nhiên, hành vi "Fragging" có vẻ tương đối hiếm trong quân đội Mỹ cho tới thời chiến tranh Việt Nam. Nó trở nên phổ biến một phần bởi vì sự tiện dụng sẵn có của lựu đạn miểng (N/v: Fragmentation Grenades). Chúng không thể nào bị lần ngược lại để xem ai là người đã sở hữu, và cũng không hề để lại bất kỳ chứng cứ đạn đạo (N/v: ballistic evidence) nào. Mìn M18 Claymore và nhiều loại chất nổ khác cũng thỉnh thoảng được dùng để Fragging; thậm chí có cả súng cầm tay , dù cho tên của hành vi này ban đầu chỉ áp dụng trong phạm vi sử dụng chất nổ để lấy mạng đồng đội. Hành động Fragging thường xảy ra trong bộ binh và thủy quân lục chiến; hiếm khi xảy ra trong hải quân và không quân bởi vì người của họ không được tiếp cận lựu đạn và vũ khí nhiều như hai quân chủng trên.
Những vụ Fragging đầu tiên được ghi nhận ở miền Nam Việt Nam xảy ra vào năm 1966, nhưng những biến cố trong năm 1968 đã đóng vai trò như chất xúc tác cho hành vi này. Sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, cuộc chiến ở Việt Nam ngày càng bị căm ghét ở nước Mỹ và kể cả những binh lính Mỹ ở Việt Nam, vì nhiều người trong số họ vốn bị ép buộc tham gia. Nguyên nhân thứ hai, chính là mâu thuẫn sắc tộc giữa lính Mỹ da trắng và da đen leo thang sau vụ việc Martin Luther King bị ám sát tháng 4 năm 1968. Với những người lính quèn đã sẵn không thích mạo hiểm tính mạng của mình cho một cuộc chiến cầm chắc thất bại, Fragging được xem như "cách hiệu quả nhất để khiến mấy thằng sĩ quan bớt thể hiện "nhiệt huyết chiến đấu" của tụi nó".
[...]
Quân đội Mỹ như là một phiên bản xã hội thu nhỏ; đồng nghĩa trong đó cũng tồn tại những vấn nạn như phân biệt chủng tộc, sử dụng chất cấm, và lòng thù ghét đối với những chỉ huy độc tài. Khi mà Mỹ dần rút quân của họ ra khỏi Việt Nam, một số lính cấp thấp của Mỹ và những sĩ quan trẻ dần mất ý thức về mục đích họ ở lại Việt Nam, và mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xấu đi. Sự căm phẫn của lính lác dành cho những chỉ huy lớn tuổi hơn thì bị trầm trọng hóa thêm bởi khoảng cách thế hệ, cũng như quan điểm khác nhau về cách quản lý quân đội.
Còn vài lý do khác dẫn tới hành vi này. Yêu cầu nhân lực liên tục cho cuộc chiến đã khiến những lực lượng vũ trang phải hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào của họ cho cả hai vị trí sĩ quan và binh lính. Nhân sự xoay vòng liên tục, đặc biệt là sĩ quan trung bình chỉ ở vai trò chỉ huy không quá 6 tháng, đã triệt tiêu tính ổn định và đoàn kết trong quân ngũ. Quan trọng hơn cả vẫn là mất đi mục đích chiến đấu, khi mà ai cũng có thể thấy rõ ràng Mỹ đang rút lui khỏi cuộc chiến mà không đạt được bất kỳ thắng lợi nào.
Hầu hết những vụ Fragging là được thực hiện bởi lính cấp dưới lên chỉ huy của họ. Những binh sĩ này, theo lời một chỉ huy đại đội, "sợ bị mắc kẹt với một trung úy hay trung sĩ thích thực thi những "chiến thuật" điên khùng giống kiểu John Wayne; một tên điên sẽ không ngần ngại dùng mạng sống của họ để "tự tay" thắng cuộc chiến, và rồi về nước lãnh huân chương nặng trĩu ngực cũng như xuất hiện trên mấy tờ báo trong nước." Cấp trên bắt nạt cấp dưới cũng là một động cơ thường thấy khác. Khuôn mẫu quen thuộc cho việc này là "Một tên sĩ quan hung hăng bị ám sát bởi những cấp dưới vỡ mộng (N/v: disillusioned)". Xung đột chủng tộc, cố gắng kiểm soát việc sử dụng chất cấm cũng dẫn đến cái chết cho nhiều sĩ quan. Một điểm cần lưu ý là Fragging thường được tiến hành bởi những người thuộc đơn vị hậu cần hơn là đơn vị chiến đấu.
Binh lính, đôi khi, cũng sử dụng khói không độc và lựu đạn hơi cay để cảnh cáo cấp trên của họ rằng sẽ nhận được "hàng thật" nếu không thay đổi thái độ. Thậm chí có trường hợp gom góp "tiền thưởng" để trao cho những người lính thực hiện Fragging lên một vài sĩ quan hoặc hạ sĩ quan (N/v: Non-commisioned officers) nhất định.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét