Dao cạo Ockham là một nguyên lý do tu sĩ William Hội San Francisco de Asis, Anh đưa ra ở thế kỷ 14. William sinh ra ở thị trấn Occam, quận Surrey, Anh. Ông từng học ở Đại học Paris và Đại học Oxford, kiến thức uyên bác, được mọi người gọi là “tiến sĩ không thể bắt bẻ”.
William viết một lượng lớn các tác phẩm, nhưng ảnh hưởng không lớn. Song ông lại là người đề ra một nguyên lý thế này: Nếu không cần thiết đừng tăng thêm thực thể. Nghĩa là: Chỉ thừa nhận những thứ tồn tại thực, phàm là những khái niệm mang tính phổ biến can dự vào những lỗ trống của sự tồn tại thực tế đều thừa và phí lời, nên hủy bỏ hết. Ông sử dụng nguyên lý này để chứng minh rất nhiều đến kết luận, bao gồm “kết luận thông qua suy nghĩ và phân tích không thể ra được sự tồn tại của Thượng đế”. Điều đó khiến ông không được giáo hoàng La Mã thích. Không lâu sau, ông bị giáo hoàng coi là nghịch đồ, giam vào nhà tù, mục đích là làmt hay đổi tư tưởng của ông. Bốn năm trong tù, ông tìm cơ hội trốn ra ngoài, đi nương nhờ vào địch thủ không đội trời chung của giáo hoàng – Vua của Bavaria. Ông nói với vua: “Ngài dùng gươm để bảo vệ tôi, tôi dùng bút để bảo vệ ngài”. Thật là một lần vượt ngục thành công, tên tuổi của William trở nên lẫy lừng. Cách ngôn của ông: “Nếu không cần thiết đừng tăng thêm thực thể” cũng được lan truyền rộng rãi. Cách tư duy dường như độc đoán, thiên kiến này, sau này được mọi người gọi là “Dao cạo Ockham”.
Xuất phát điểm của “Dao cạo Ockham” chính là: Thiên nhiên không làm bất cứ việc thừa nào. Nếu bạn có hai nguyên lý, chúng đều có thể giải thích những thực thể quan sát được, vậy bạn hãy dùng cái đơn giản ấy, cho đến khi phát hiện chứng cứ nhiều hơn. Những sự giải thích hiện tượng giản đơn nhất luôn chính xác hơn sự giải thích phức tạp. Nếu bạn có hai phương án giải quyết như thế, hạy chọn sự giải thích đơn giản nhất, cần ít giả thiết nhất, cái có khả năng chính xác nhất. Một câu: Hãy cắt bỏ những cái rườm rà, thừa thãi, hãy giữ cho sự việc đơn giản!
“Dao cạo Ockham” là con dao công bằng nhất, bất luận nhà khoa học hay là người bình thường, ai có dũng khí cầm lấy nó, người đó sẽ là người thành công. Sau khi rút chiếc “dao cạo” này ra khỏi vỏ, từng người từng người một, như: Newton, Gebaini, Albert Einstein… đều sau khi “gọt” bỏ cái thừa của thực tế khách quan hoặc lý luận, “cạo” ra những kết luận khoa học tinh luận đến mức không thể tinh luận thêm được nữa. Mỗi người đều giải quyết được những phức tạp nhất, nhưng trước hết đều dùng “Dao cạo Occam” để biến những hiện tượng phức tạp thành hiện tượng giản đơn nhất, sau đó mới bắt tay vào giải quyết vấn đề.
Những nhà khoa học vĩ đại, thành công trước hết đều nhờ dũng khí sử dụng “Dao cạo Ockham: sắc nhọn này – Định luật đơn giản hóa nhất những sự việc phức tạp nhất, sau đó mới “thông quan” được con đường huy hoàng của thiên tài.
Qua mấy trăm năm “Dao cạo Ockham” đã được lịch sử mài giũa ngày càng nhanh, nó đã vượt khỏi lĩnh vực nhỏ hẹp ban đầu, có ý nghĩa rộng lớn hơn, phong phú hơn và sâu sắc hơn.
Độc nhất vô nhị, cửa hàng tạp hóa bán hàng qua mạng của Mỹ Drugstore.com đã truyền đạt đến người tiêu thụ thông tin như sau: họ có thể tặng khách hàng một món quà quý giá – đó là thời gian, và phát ngôn quảng cáo rất có ý nghĩa. Trong quảng cáo, thành viên “đội phục vụ” mặc bộ đồ trắng, giống như ông già Noel, bước ra từ lò sưởi, trao vật phẩm hàng ngày kịp thời cho khách hàng. Quảng cáo đó không những làm nổi bật chủ đề chính là thời gian, cắt bỏ tất cả những lời thừa, vô dụng, mà câu chuyện còn đầy mầu sắc, đạt được hiệu quả chưa từng có từ trước đến giờ.
Trong giới doanh nghiệp Mỹ, từ rất lâu rồi đã tồn tại một ý thức truyền thống, công việc của những người giám đốc là cầu nối liên lạc trung gian giữa cấp dưới và cấp quản lý cấp cao, tổ chức các cuộc họp cấp cao, đảm bảo hoạt động của nhà máy và những bộ phận khác được bình thường. Nói tóm lại, công việc của giám đốc là giám sát cấp dưới hoạt động bình thường. Nhưng năm 1981 khi Jack Welch nhận chức Tổng giám đốc GE, đã chê trách cách làm này, ông cho rằng những giám đốc làm theo cách này là những nhà quản lý quan liêu, cổ hủ, lạc hậu. Từ trước đến giờ, Jack Welch cực kỳ ghét những truyền thống lạc hậu.
GE là một công ty đa nguyên hóa, với những bộ phận sự nghiệp đông đảo và lượng nhân viên lên đến hàng nghìn hàng vạn, để quản lý một cách có hiệu quả số nhân viên này, để họ đạt được năng suất cao nhất có thể, là một vấn đề luôn khiến Jack Welch phải lao tâm khổ tứ. Ông cho rằng, quản lý quá nhiều sẽ tạo ra thói quan liêu, lề mề, sẽ phá hỏng cái công ty êm đẹp này. Sau cùng, ông đưa ra một kết luận có hiệu quả mà theo ông là đúng đắn nhất và cũng cần thiết là: quản lý càng ít, tình hình công ty càng tốt lên.
Từ khi tiếp nhận cương vị đứng đầu GE, Jack Welch cho rằng đây là chỗ bị bệnh tác phong quan liêu nghiêm trọng. Tỷ lệ khống chế và giám sát, đôn đốc trong công việc quản lý là quá cao. Ông quyết định thay đổi phong cách quản lý của những người chủ quản.
Jack Welch muốn đào thải từ “giám đốc” khỏi từ điển của chính mình, lý do là từ đó có ý nghĩa “khống chế chứ không phải giúp đỡ, phức tạp hóa chứ không phải đơn giản hóa, hành động đó giống kẻ thống trị chứ không phải là máy tăng tốc”. “Một số giám đốc” Welch nói, “biến quyết sách kinh tế thành phức tạp, vụn vặt, không có một chút ý nghĩa nào. Họ đánh đồng quản lý với cái phức tạp bậc cao, vì nghe có vẻ như thông minh hơn tất cả mọi người chính là quản lý. Họ không hiểu phải đi khích lệ con người. Tôi không thích cái đặc trưng mà “quản lý” mang – khống chế, áp đặt mọi người, khiến họ phải sống trong bóng tối, lãng phí thời gian của họ vào những việc lặt vặt. Theo dõi họ quá chặt. Bạn không thể giúp họ nảy sinh sự tự tin”.
Ngược lại, Welch rất thích từ “người lãnh đạo”. Theo ông, lãnh đạo nên là những loại người có thể nói rõ với mọi người làm thế nào tốt hơn, đồng thời có thể vẽ ra viễn cảnh để kích thích mọi người nỗ lực. Các nhà quản lý cùng nhau bàn bạc, để lại lời dặn cho nhau, nhưng người lãnh đạo lại nói chuyện với công nhân của họ, cùng công nhân của họ bàn bạc, mang vào đầu óc họ những cảnh tượng tốt đẹp, khiến họ làm việc trên tầng thứ địa vị mà họ tự cho là không thể, sau đó người lãnh đạo chỉ cần mở đường ra là được.
Chính dưới sự chỉ đạo của những cách nghĩ này, Welch đã tuyên chiến với thói quan liêu của công ty GE; đơn giản hóa bộ phận quản lý; tăng cường sự hiểu biết trên dưới, biến lãnh đạo thành khích lệ, dẫn dắt; yêu cầu tất cả những người có quyết sách quan trọng của công ty phải hiểu tất cả tình hình thực tế cùng tầm quan trọng… Dưới sự cắt xen của con dao cạo thần kỳ Welch, GE liên tục 20 năm liền giữ thành tích huy hoàng.
Đừng cho rằng “Dao cạo Occam” chỉ đặt bên cạnh những thiên tài, thực ra, nó ở khắp mọi nơi, chỉ đợi mọi người cầm lấy. Chỉ cần chúng ta có dũng khí cầm lấy “Dao cạo Occam”, đơn giản hóa những cái phức tạp, bạn sẽ phát hiện cuộc đời thật ra rất đơn giản, thành công thật ra cách bạn hoàn toàn không xa.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét