Trả lời: James Altucher, tác giả, doanh nhân, podcaster, nhà đầu tư phố Wall
Tôi đã từng là nhân viên. Tôi đã từng là ông chủ. Và tôi đã từng nằm trong ban điều hành của một đơn vị nhân sự và đã tư vấn cho rất nhiều công ty về vấn đề tuyển dụng. Tôi đã chứng kiến rất nhiều những cuộc đàm phán lương.
99.9% các ứng viên mắc sai lầm khi đàm phán lương. Điều này hoàn toàn bình thường. Họ có những kế hoạch lớn hơn cho sự nghiệp và thích thú với công việc nên thường phản ứng là đồng ý và đi làm. Tôi hiểu.
Nhưng không có ai cảm thấy khó chịu với một cuộc đàm phán tốt. Nếu công ty muốn thuê bạn và bạn cũng muốn làm việc tại đây, thì một cuộc thảo luận về công việc sẽ khiến cả hai bạn cảm thấy tốt hơn.
RẤT QUAN TRỌNG: Một cuộc đàm phán lương tốt là cả 2 hai bên đều có lợi. Cả hai bên đều cảm thấy có động lực. Chiếc bánh trở nên to hơn.
SAI LẦM #1: Danh sách quá nhỏ
Không phải là về tiền bạc. Bên nào có được danh sách những điều khoản lớn hơn sẽ thắng. Bởi vì bạn có thể từ bỏ 1 thứ để đổi sang thứ khác.
Những thứ có thể đàm phán: ngày nghỉ, nghỉ ốm, thưởng, những điều kiện cần để được thăng chức, những điều khoản không cạnh tranh, quyền sở hữu (trong vài trường hợp), cơ hội hưởng lợi nhuận, chi phí di chuyển,...
Một lần nữa, ai có danh sách lớn hơn sẽ thắng.
SAI LẦM #2: Đàm phán vào đúng thời điểm.
Đây là một vũ khí bí mật mà chả ai dùng.
Carl Icahn, một trong những nhà đàm phán vĩ đại nhất trong lịch sử kinh doanh, có một mẹo. Hãy học theo ông ta.
Ông ấy thường đàm phán muộn vào cuối ngày. Và ngủ cả ngày trước đó.
Con người thường phải trải qua việc bị “cạn kiệt ý chí”. Họ có đủ sức để từ chối cái bánh vào buổi sáng, nhưng không đủ sức để làm điều đó vào buổi tối.
Nếu bạn nhận được một lời đề nghị vào buổi sáng, thì hãy trả lời, “Nghe rất hay. Nhưng tôi cần suy nghĩ và tính toán việc di chuyển và các vấn đề liên quan đến gia đình, tôi sẽ gọi điện lại.” Sau đó hãy ĐI NGỦ. Sau đó hãy gọi lại muộn nhất có thể để đàm phán.
SAI LẦM #3: Nghĩ quá ngắn hạn.
Bạn sẽ không chỉ làm việc trong vài tuần rồi nghỉ. Hãy hỏi về dài hạn.
Tiềm năng của công ty là gì? Tiềm năng phát triển dành cho bộ phận mà bạn ứng tuyển như thế nào? Công ty có đang kinh doanh tốt không?
Hãy đặt ra kế hoạch cho con đường sự nghiệp của bạn. Điều này sẽ tác động đến số tiền và những thứ khác mà bạn yêu cầu.
SAI LẦM #4: Đồng ý quá nhanh.
Cuộc đàm phán tốt nhất của tôi là khi tôi nói, “hãy để tôi nghĩ về nó”. Và rồi chờ.
Hãy thực sự nghĩ về nó. Lập danh sách. Thực hiện các thủ tục. Nghĩ kỹ về những lời đề nghị khác. Hoặc những lời đề nghị tiềm năng.
Giá trị của bạn trên thị trường lao động hoạt động tương tự như bất kỳ thị trường nào khác: cung và cầu. Hãy đánh giá về nguồn cung cho dịch vụ mà bạn cung cấp và liệu bạn có đáp ứng được nhu cầu không. Nếu nguồn cung bằng 0, thì bạn đang ở vị trí khá tệ.
Nhưng kể cả như vậy, thì bạn có thể giả vờ như nguồn cung đang tốt bằng cách bình tĩnh và nói, “Hãy để tôi xem lại. Lời đề nghị cần thời gian để xem xét. Tôi rất cảm ơn vì nó. Chúng ta có thể nói chuyện sau 1 đến 2 ngày nữa không.”
Tin tôi đi: điều này khá đáng sợ để nói ra nhưng nó đã giúp tôi ít nhất 3 lần và lần nào tôi cũng sợ phát khiếp.
SAI LẦM #5: Không tính toán
- Những người có kỹ năng tương tự kiếm được bao nhiêu trong ngành này?
- Giá trị kinh tế mà bạn mang lại cho công ty (lương của bạn nên được dựa trên điều này)
- Nếu bạn làm tự do hoặc là đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự, bạn sẽ thu bao nhiêu tiền? Lương và thưởng của bạn nên tiệm cận con số này.
Hãy tính toán mọi thứ.
SAI LẦM #6: Giả vờ thông minh
Tỏ ra biết tuốt không mang lại điều gì cả.
Hãy hỏi xin lời khuyên. “Nếu anh được đề nghị tương tự, thì anh sẽ yêu cầu những gì?”
Hoặc, “Các anh là những chuyên gia về việc nhân viên có thể phát triển và mang lại giá trị cho công ty. Liệu tôi nên đòi hỏi điều gì và các anh thấy con đường phát triển ở công ty của tôi như thế nào? Chúng ta có thể viết ra điều này không?”
Sau đó hãy cho họ cơ hội để tự đàm phán với chính bản thân.
SAI LẦM #7: Không hỏi “Làm thế nào?”
Nếu lời đề nghị quá thấp hoặc không có các chi phí di chuyển, không có ngày nghỉ hoặc cơ hội thăng tiến, thì hãy hỏi “Làm thế nào?”
Ví dụ: Những người khác trong ngành đang kiếm được X$. Tôi muốn Y$. Các anh có thể nói cho biết làm sao để tôi chấp nhận lời đề nghị chỉ có Z$ như thế này?
Họ sẽ thảo luận và con số sẽ thay đổi. Hãy tin tôi.
SAI LẦM #8: Không tận dụng khi họ để lộ điểm yếu.
Rất nhiều người thực ra không có thẩm quyền. Nhưng họ không muốn chấp nhận. Nhất là khi điều này bị bạn chỉ ra.
Nếu bạn yêu cầu điều gì đó và họ nói, “Không được, đây là quy định của nhân sự”. Hãy trả lời, “Liệu các anh có thể làm gì đó về chuyện này không?”
Không ai muốn cảm thấy bản thân vô dụng. Họ sẽ thay đổi hoặc đề xuất lên nhân sự.
SAI LẦM #9: Nhiều người không nhắc lại.
Nếu họ nói, “Chúng tôi có thể trả 100k$, không thể hơn được nữa” hãy nhắc lại, “anh không thể trả hơn được nữa”.
Họ sẽ tiếp tục thảo luận. Còn nếu không thì...
SAI LẦM #10: Nói quá nhiều.
Hãy im lặng cho đến khi họ mở lời trước. Không ai thích một sự im lặng khó xử. Hãy im lặng lâu nhất có thể cho đến khi họ nói trước. Hãy để cho sự thiếu thoải mái tồn tại. ĐỪNG NÓI.
SAI LẦM #11: Làm tròn số
Giả sư như bạn đã nghiên cứu về ngành nghề và biết được giá trị mình mang lại cũng như số tiền mà mình có thể kiếm được, thì hãy bắt đầu nói ra đề nghị lương.
Nhưng đừng nói 100k$
Hãy nói, 103,5k$.
Đưa ra con số cụ thể. Điều này cho thấy rằng bạn đã có sự nghiên cứu. Hãy đảm bảo rằng bạn có những bằng chứng để củng cố cho con số này. Một con số tròn trĩnh thì có thể được đàm phán. Nhưng một con số cụ thể, có bằng chứng ủng hộ, thì không.
VÀ HÃY LÀM ĐIỀU NÀY:
Điều này được Chris Voss, từng làm trưởng bộ phận đàm phán con tin của FBI, nói với tôi.
Hãy sử dụng giọng nói DJ trên radio buổi đêm của bạn.
Hãy tập nó ngay bây giờ. Tưởng tượng bạn đang làm DJ ban đêm trên radio. “Và bây giờ hãy cùng lắng nghe một vài điệu jazz.”
“Tôi muốn được thảo luận về con số 103,5k$ cho lương nhưng cũng muốn nói về thưởng và khả năng thăng tiến của tôi trong công ty.” Với giọng của DJ trên radio ban đêm.
Hãy chuẩn bị, lập danh sách, kiên nhẫn, im lặng, nghĩ dài hạn, để cho họ tự đàm phán với chính mình theo nhiều cách đã nói ở trên, và sử dụng giọng DJ trên radio ban đêm của bạn.
-----------------------
Tôi hứa với bạn rằng chiếc bánh sẽ trở nên lớn hơn cho mọi người.
Cuối cùng, và quan trọng nhất: bị sa thải cũng là một cuộc đàm phán. Nếu bạn bị sa thải, hãy nói “Không”. Và cuộc đàm phán sẽ bắt đầu từ đây.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét