Đã từng nghe về Thí nghiệm Wadala chưa? Đó là một thí nghiệm do ngành đường sắt Ấn Độ thực hiện nhằm hạn chế những cái chết thương tâm liên quan tới việc di chuyển qua đường sắt. Thí nghiệm sau đây là sản phẩm trí tuệ của một công ty tại Mumbai có tên là Final Mile.
Sau đó nó trở thành một trong những thí nghiệm được bàn tán nhiều nhất. Trong đó tâm lý học cùng khoa học ra quyết định đã được sử dụng nhằm thực hiện các chính sách đồng thời chấn chỉnh đối tượng được chọn. Nội dung như sau:
Nơi đây là Wadala, một khu vực tại Mumbai có rất nhiều cái chết liên quan tới việc di chuyển qua đường tàu. Trong giờ cao điểm mỗi phút có khoảng 45 người băng qua đường ray, và họ phát hiện rằng lý do khiến có nhiều người chết đến thế là như sau:
1. Giả thuyết Leibowitz: Sự tiến hóa đã biến đổi con người theo cách chúng ta thường nhận thức rằng những vật thể nhỏ di chuyển nhanh sẽ nguy hiểm hơn so với những vật thể lớn có cùng tốc độ. Ấy là vì trong giai đoạn tiến hóa, những thứ đang di chuyển có kích thước nhỏ và nhanh hơn (sư tử, báo, vv) thường sẽ giết rất nhiều người, chứ không phải những thứ lớn như voi hay tê giác. Từ đó trong suốt một khoảng thời gian dài, não bộ của chúng ta tiếp nhận và trở nên nhạy với những vật thể nhỏ chuyển động nhanh. Sự biến đổi ấy kéo dài cho tới tận ngày nay, và do đó con người không có khả năng nhận ra được tốc độ chính xác của những thứ đang đi nhanh như tàu hỏa chẳng hạn, họ không coi đó là mối đe dọa đồng thời băng qua đường ray cũng như xem thường các quy tắc.
Để chống lại điều này, ngành đường sắt đã sơn những thanh đường ray thành màu vàng. Từ đó não bộ dùng các thanh đó như một dấu hiệu và dễ dàng nhận thức được rằng con đường đang dần bị đoàn tàu đang tiến đến che khuất, đồng thời tính toán trong tiềm thức rằng có nên băng qua hay không.
2. Một người chẳng thể nào nhìn thấy trước được cái chết của chính mình đâu. Trong phản ứng chiến-hay-chạy (flight or fight), não bộ sẽ ngưng tính toán các hệ quả và từ đó trong phần lớn thời gian kết quả có được là sai lầm. Thêm nữa, một người chẳng thể nào nhìn thấy trước được cái chết của chính mình đâu. Từ đó, việc cấp thiết cần làm là chỉ ra kết quả sau cùng sẽ xảy ra cho họ thấy nếu họ muốn hành động theo phản ứng chiến hay chạy kia.
Ngành đường sắt cho dán những tấm poster về cái cách mà một người có thể chết nếu có hành động bốc đồng. Những tấm poster như vầy được đặt tại đúng những vị trí mà nguy cơ tai nạn xảy ra là cao nhất, và nó có thể ngắm tới người xem vào đúng thời điểm nhất. Tấm poster có hình một người đàn ông sắp sửa bị tàu nghiền nát và khiến người xem phải nhận thức rõ về nguy cơ của mình. Và từ đấy, họ sẽ hành động cẩn trọng hơn.
3. Hiệu ứng cocktail: Não bộ của chúng ta chỉ có thể nghe được một âm thanh một lúc mà thôi, vì thế nếu có quá nhiều âm thanh, nó sẽ tự động lọc bớt đi hầu hết số đó. Nếu tiếng còi tàu bị lẫn vào rất nhiều âm thanh của những thứ ở gần với người đi đường hơn, hoặc âm thanh của một chiếc tàu khác đang đi ngược lại thì, người ta sẽ lọc ra một âm mà thôi. Trong cả hai trường hợp, họ đều không thể ra được quyết định tốt cho mình, và từ đó không thèm để tâm tới hiểm họa đang đến gần.
Để khắc phục điều này, ngành đường sắt đã đặt một chiếc còi tại khúc rẽ. Tiếng còi ấy là lời nhắc nhở cho người đi xe máy bấm còi.
Và nó có cả nhịp đấy. Não bộ sẽ tính toán ý nghĩa của âm thanh đó trong vòng vài quãng dừng mà thôi, vì thế thay vì vang lên liên tục thì giữa những tiếng còi sẽ có khoảng dừng. Trong thời gian dừng đó, người ta sẽ nhận ra được khoảng cách chiếc tàu đang tới bởi tiếng kêu càng gấp thì tàu càng sát và mức độ nguy hiểm càng cao hơn. Từ đó người qua đường nhận thức được tình hình rõ hơn và tránh được nguy hiểm.
Bằng cách sử dụng những mẹo tâm lý này, ngành đường sắt Ấn Độ đã giảm được 70-75% những cái chết liên quan đến việc di chuyển qua đường ray và tiết kiệm được 50 triệu rupi (kinh phí hàng năm để ngăn ngừa những cái chết kiểu như vậy). Toàn bộ kế hoạch chi mất tới vài nghìn rupi mà thôi. Thủ thuật tâm lý được ngành đường sắt sử dụng là minh chứng về cách chính phủ có thể áp dụng tâm lý học để đạt được mục đích với một cái giá thấp hơn.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét