Tại sao nhiều người Trung Quốc vô thần? Vậy họ tin vào điều gì?
Trả lời bởi Michelle Zhou
Người Trung Quốc không vô thần theo nghĩa phủ nhận sự tồn tại của Chúa, chỉ có điều người Trung Quốc không quen với việc có niềm tin vào Thiên Chúa. Bởi vì Nho giáo và Đạo giáo là những “tôn giáo” đạo đức mà ở đó không có các vị thần như Đức Giê-hô-va hay Thánh Allah. Đạo giáo có nhiều nhân vật thần thoại như “Bát Tiên” nhưng không có một thần thánh nào cai trị chúng sinh trần gian. Cũng như Chúa hay ông già Noel.
Khổng Tử không hứng thú với những điều dối trá; ông không vờ làm một nhà tiên tri; ông không nói điều truyền cảm hứng; ông không dạy một tôn giáo mới; ông không dùng những ảo tưởng; không xu nịnh vị hoàng đế đang trị vì… - Voltaire
Lý do cho việc đó là gì, chúng ta cần phải đi ngược dòng lịch sử….
Vào 3200 năm trước, các nhà trị vì triều đại nhà Thương tuyên bố quyền thống trị của họ là nguyện vọng của trời. Tuy nhiên, thời gian qua đi, sự áp bức của các nhà trị vì này đối với các tầng lớp xã hội khác đã dẫn đến sự bất ổn trong xã hội. Vua Chu đã tiến hành một cuộc nổi loạn và tạo ra khái niệm đạo đức là “đức hạnh” và khái niệm giả thuyết rằng một nhà cầm quyền cần phải có những đức hạnh phù hợp với Thiên Mệnh. Nhà Thương bị lật đổ và nhà Chu thành lập một triều đại mới thống trị Trung Quốc trong 800 năm tiếp theo. Và quyền lật đổ một nhà cai trị bất công đã trở thành một phần của triết học chính trị Trung Quốc kể từ đó.
Trong giai đoạn chuyển đổi cơ bản đó, người dân Trung Quốc đã quan sát chính xác rằng gốc rễ của mọi điều tốt và điều ác không phải là ở Thiên giới, mà là ở con người. Tất cả các vấn đề của xã hội loài người về cơ bản là vấn đề giữa con người và con người, không phải thiên giới và con người. Các vị thần thực sự tốt và thông thái luôn lắng nghe chúng sinh, bởi vì con người là gốc rễ của các vị thần, một vị vua hiền triết trước tiên phải làm hài lòng người dân và đặt vấn đề tôn giáo sau đó. Đây là khởi đầu sự trỗi dậy của chủ nghĩa vô thần Trung Quốc.
Cứ cầu nguyện đi, thiên đàng chẳng thể nghe thấy ngươi. Trời sẽ không ngừng đông chỉ vì ngươi thấy lạnh, cũng không khiến trái đất nhỏ đi bởi vì ngươi không muốn đi xa. Ngươi cầu mưa, trời mưa, đôi khi ngươi không cầu, trời vẫn mưa. Nếu ngươi muốn một cuộc sống tốt hơn, tự giáo dục bản thân mình và nghĩ kỹ hơn về kết quả của những việc làm của ngươi - Tuân Tử
Khoảng 2600 năm trước đây, Bách gia chư tử (Thời kỳ Phục Hưng Trung Hoa) là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc, tạo ra rất nhiều trường phái triết học Trung Hoa cổ đại như Nho Giáo, Đạo Giáo, Mặc Gia, Pháp Gia, Chủ nghĩa tự nhiên, Chủ nghĩa quân phiệt, luận lý học… Những học giả này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và ý thức xã hội của các quốc gia Đông Á cho đến tận ngày nay.
Trong một đoạn của Luận ngữ, Khổng Tử đã luận bàn về bản chất tự nhiên của những gì siêu nhiên, cho thấy ông tin rằng "Thần thánh" và "Linh hồn" nên được tôn trọng, và tốt nhất nên được giữ khoảng cách. Thay vào đó, con người nên dựa trên các giá trị và lý tưởng xã hội, dựa trên triết lý đạo đức và bản chất của sự vật. Tương tự như Protagoras đã nói: Con người là thước đo của tất cả mọi thứ.
Về cơ bản, nó giống như những gì đang xảy ra ở phương tây ngày nay, ngày càng có nhiều người trở thành vô thần. Trung Quốc đã bắt đầu chủ nghĩa thế tục trong 3000 năm, mọi người không quen được cai trị bởi một Chúa toàn năng, bởi vậy người Trung Quốc không phải là tín đồ của Chúa. Đây chính là chủ nghĩa vô thần của Trung Quốc.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét