Âm thanh của sự im lặng



“Im lặng không phải là sự vắng mặt hoàn toàn của âm thanh, mà là sự thức tỉnh và lắng nghe được âm thanh bên trong của chính mình.”
“Có rất nhiều điều tốt đẹp không thể biểu lộ ra nếu chúng ta phải hét lên,” nhận định của Henry David Thoreu khi chiêm nghiệm cách sự im lặng tạo nên một bài diễn thuyết hùng hồn. Một năm trước đó, ông từng viết trong nhật ký của mình: “Tôi ước mình có thể lắng nghe được âm thanh của màn đêm. Sự im lặng đó là một điều tích cực và đáng để chúng ta lắng nghe.”
Đó là câu nói ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng lại lột tả được thực trạng xấu xí của thời đại ngày nay – một thế kỷ rưỡi sau đó – thời đại mà chúng ta đánh mất mình trong nền văn hóa ủng hộ cho việc lớn tiếng để thể hiện quyền lực, ầm ĩ để thể hiện mình có tiếng nói, la lối om sòm để mọi người đồng thuận với ý kiến của mình. Có vẻ chúng ta đã quên điều mà Susan Sontag đã nhắc nhở chúng ta từ một nửa thế kỷ trước: “Sự im lặng luôn khiến bài diễn thuyết trở nên hùng hồn.” Đó là cái tinh túy của sự im lặng – thứ nghệ thuật mà chúng ta cần phải học trong cuộc sống hiện thời.
Lấy cảm hứng từ đó, nhà văn Katrina Goldsaito và họa sĩ Julia Kuo đã viết lên cuốn truyện tranh “Âm thanh của sự im lặng” (The sound of silence) – câu truyện kể về Yoshio, một cậu bé đã khám phá ra sự im lặng giữa lòng thành phố Tokyo ồn ã, và tự dạy mình để cảm thụ được vẻ đẹp tinh tế này.

Có thể nói, cuốn truyện tranh là một biến thể hiện đại của cuốn tản văn “Ca tụng bóng tối” (In Praise of Shadows – đã được NXB TP.HCM xuất bản tại Việt Nam) được sáng tác năm 1933 bàn về mỹ học thời Nhật cổ. Trong cuốn sách này, tác giả đã phàn nàn về việc sử dụng ánh sáng quá mức sẽ làm lu mờ đi những vẻ đẹp có chiều sâu của nhiều thứ trong cuộc sống. Điều đó cũng giống việc sử dụng những âm thanh ồn ào ngày nay sẽ át đi những âm thanh sâu lắng và tinh tế khác.
Những lời văn của Goldsaito là sự hòa quyện giữa ballad và thơ haiku, và nét vẽ của Kuo là sự kết hợp giữa phong cách manga của Nhật và lối vẽ theo kiểu Chris Ware, đã khiến cho cuốn truyện trở nên thi vị và cuốn hút người đọc.

Chúng ta theo Yoshio ra khỏi nhà vào một buổi sáng trời mưa và hòa điệu vào âm thanh ồn ào của thành phố – “Mưa rơi lộp bộp lên chiếc ô của Yoshio,””còn cậu bé thì bước từng bước lõm bõm qua những vũng nước lớn.”

Yoshio vui vẻ với cơn mưa và cảm thấy hạnh phúc như đang dạo chơi trong thế giới thần tiên. Bỗng nhiên, cậu dừng lại khi nghe thấy một thứ âm thanh kỳ diệu nhất trên đời. Cậu đi theo âm thanh đó và tìm thấy một người phụ nữ luống tuổi đang căn chỉnh chiếc đàn koto.Yoshio vui vẻ với cơn mưa và cảm thấy hạnh phúc như đang dạo chơi trong thế giới thần tiên. Bỗng nhiên, cậu dừng lại khi nghe thấy một thứ âm thanh kỳ diệu nhất trên đời. Cậu đi theo âm thanh đó và tìm thấy một người phụ nữ luống tuổi đang căn chỉnh chiếc đàn koto.

Sau đó, bà ta bắt đầu dạo một khúc nhạc ngắn. Những nốt nhạc vang vọng và lanh lảnh đó xoáy sâu vào tai của Yoshio. Khi khúc nhạc kết thúc, Yoshio cất tiếng hỏi, “Sensei, cháu rất thích những âm thanh này, cháu chưa bao giờ nghe thấy âm thanh nào như vậy trước đây!”
Người chơi đàn koto cất tiếng cười, nghe dễ chịu như tiếng va lanh canh của chiếc chuông gió trong khu vườn của mẹ.
“Sensei,” Yoshi said, “Bà có âm thanh yêu thích nhất của mình không?”
“Âm thanh đẹp nhất,” người chơi đàn koto nói, “là âm thanh của ma – sự im lặng.”
“Sự im lặng?” Yoshi hỏi lại. Nhưng người chơi đàn koto chỉ mỉm cười bí ẩn, không giải thích gì thêm mà tiếp tục chú tâm vào việc chơi đàn.
Cảm thấy bối rối và hứng khởi bởi thông điệp bí ẩn đó, cậu bé quyết định phải tìm cho ra âm thanh của sự im lặng này.

Cậu tìm tới một nơi yên tĩnh nhất mà cậu biết – đó là rặng tre phía sau sân chơi thành phố. Nhưng dù có tĩnh lặng đến mấy, nơi này vẫn phát ra âm thanh của sự sống thường nhật.

Một cơn gió thổi qua, những thân tre va vào nhau tạo thành tiếng takeh-takeh-takeh. Cậu nhắm mắt lại và nghe tiếng lá reo trong gió. Âm thanh đó thật đẹp, nhưng đó không phải là âm thanh của sự im lặng.
Khi Yoshio trở về nhà tối hôm đó, cậu tiếp tục kiếm tìm sự im lặng – tại ga tàu điện, tại bàn ăn tối và trong bồn tắm nhà mình.


Thậm chí, ngay cả lúc màn đêm buông xuống, khi cả gia đình đã chìm sâu vào giấc ngủ, cậu vẫn lắng tai nghe, để rồi nghe thấy tiếng kêu ro ro nhỏ bé của một trạm phát sóng radio ở rất xa.


Sáng hôm sau, Yoshio tới trường sớm hơn mọi ngày, khi các bạn khác còn chưa vào lớp. Cậu ngồi xuống và đọc một cuốn truyện, rồi bỗng dưng cậu đã nhận ra điều mà mình đã tìm kiếm suốt bấy lâu nay.

Bỗng nhiên, ngay trong lúc đang đọc cuốn truyện, cậu nghe thấy “nó”.
Không có âm thanh của tiếng bước chân, không có tiếng người trò chuyện, không có tiếng kêu ro ro của sóng radio, không có tiếng tre reo, không có tiếng căn chỉnh dây của đàn koto.
Trong một khoảnh khắc,Yoshio thậm chí còn không nghe thấy tiếng thở ra của chính mình. Mọi âm thanh như chìm vào bên trong cậu. Bình yên, giống như một khu vườn bị phủ đầy tuyết. Giống như những tấm thảm futons đang được phơi khô dưới ánh mặt trời.
Sự im lặng đã có sẵn ở đó từ rất lâu rồi.

Trong khoảnh khắc đó, cậu đã học được điều mà phần lớn chúng ta đã lãng quên: sự im lặng không có nghĩa là sự vắng mặt về mặt âm thanh, mà là sự thức tỉnh và lắng nghe được âm thanh bên trong của chính mình. Người nào nghe thấy nó sẽ có được cảm giác tĩnh lặng và tự tại bên trong – không còn phải đối mặt với sự tán loạn và cô đơn khi trôi theo những âm thanh ồn ã của cuộc sống bên ngoài.
Nguồn: brainpickings.org

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét