“Anh sẽ nuôi em!” - “Anh nuôi nổi em không?”

 

1.Nhìn cái tiêu đề này rất đáng để chúng ta suy ngẫm:
“Có một lần, một thiếu niên lương tầm 6000 tệ nói rằng muốn nuôi tôi. Nhưng khi nghe tôi nói, mỗi tháng chỉ riêng tiền mua bộ dầu gội đầu của tôi đã hết hơn 600 tệ, cậu ta bị dọa phải rút lại câu nói đó.”
Còn cô gái này sẽ dạy cho mọi người cách phân biệt lời nói yêu thương thật giả:
“Anh nuôi em” câu này đúng là không làm giảm giá trị cuộc sống mong muốn ban đầu của bạn, thậm chí còn nâng cao giá trị đó. Nếu không thì chẳng khác gì bạn đang nuôi một con lợn cả.
Năm 1999, lời tỏ tình “Anh sẽ nuôi em” đã khiến cho Liễu Phiêu Phiêu khóc như mưa.
Ngay cả khi người nói câu này chỉ là một người đưa cơm hộp mà thôi.
Ngay cả khi của cải trong nhà của Châu Tinh Trì chỉ đủ để nuôi cô ta một đêm.
Đến ngày nay, những chiếc máy tính đã phá hỏng sự lãng mạn của những lời yêu thương.
Con gái có thể giẫm lên sự tôn nghiêm của con trai mà bấm máy tính cạch cạch cạch. Mỗi tháng tiền mua dầu gội hết 700 tệ, mua quần áo 3000 tệ, du lịch 5000 tệ, tiền điện thoại 100 tệ, tiền đi lại 300 tệ, tiền an 2000 tẹ, đi bar 500 tệ....... Vậy bạn liệu có thể nuôi nổi tôi không? Đừng ép buộc nếu bạn không đủ khả năng.
Nói xong, lên mặt đắc ý bỏ đi.
Đây chính là giai đoạn mở đầu trong thời đại tiêu dùng hiện nay.
Nó nói với chúng ta rằng: Người nghèo, không có tư cách để nói lời yêu đương.
Giống như những người lao động nhập cư bị ghét bỏ khi đi tàu điện ngầm, các sinh viên nữ đi mua đồ trong các shop trang sức bị khinh thường, xã hội này của chúng ta sớm đã sa vào vực thẳm của nghèo đói và sự khinh thường.
Ngay cả khi nói lời yêu thương, đầu tiên bạn nên xem lại số dư trong tài khoản ngân hàng của bản thân mình đã.
Không thì sẽ được xem như là một trò đùa quá khích vậy.
2. Có người vì để làm hài lòng bạn gái mà bóp méo đi chủ ý thực sự của câu này.
“Có một số bạn nam nói rằng không cần làm việc, anh sẽ nuôi em. Em chỉ cần ở nhà, giặt quần áo, làm việc nhà, nấu ăn, nuôi con là được, không thì mỗi ngày đi Spa làm đẹp, dạo phố, đi siêu thị, uống trà chiều, đi tập thể dục, đi khiêu vũ, tập yoga. Việc còn lại cứ để anh lo, em hiểu không?”
Hiển nhiên là có rất nhiều người rơi vào tình cảnh khó xử này đầu tiên trong đời.
Sau khi kết hôn, khó tránh khỏi chuyện cơm áo gạo tiền, con cái, xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu.
Bản thân bọn họ không thể sống cuộc sống mà họ mong muốn.
Nhưng lại oán trách người đàn ông không đủ khả năng giúp cô ấy sống hạnh phúc.
Bản thân là một công chúa, sự cưng chiều từ bố mẹ chuyển sang bạn trai, hy vọng họ tiếp tục yêu chiều mình.
Phụ nữ độc lập về kinh tế, sẽ không cần há miệng chờ sung, và để đàn ông phải trả tiền.
Những cô gái dang rộng vòng tay, đang chờ được nuôi đó, mục tiêu lớn nhất của họ, niềm vui lớn nhất cuộc đời này chính là đi dạo phố, chăm sóc sắc đẹp,...
Đối với những người đàn ông nói nuôi bạn mà nói, trên mạng có người cho rằng:
Không phải là tôi sẽ đưa hết số tiền tôi có cho bạn tiêu, bạn có thể đi mua đồ xa xỉ và du lịch khắp thế giới.
Mà là, tôi sẽ cố hết sức để tạo một cuộc sống đầy đủ ấm no hạnh phúc cho bạn.
Cho dù có ngày nghèo rớt mồng tơi, anh phải ăn màn thầu, cũng không để em phải chịu thiệt thòi.
3.“Anh nuôi em” không đồng nghĩa với việc “anh sẽ bao nuôi em”.
Anh nuôi em, đó là sự quyết tâm.
Trong phần đời còn lại, anh sẽ chịu trách nhiệm với em, cổ vũ cho em.
Nếu như em sợ thất bại, vẫn còn có hậu phương là anh, anh sẽ là người hậu thuẫn cho em.
Nếu em thấy công việc quá khó khăn, anh sẽ nuôi em một ngày ba bữa.
Đây là tìm một lối thoát cho các cô gái.
Có một số cô gái, sử dụng nó như một lá bài để mặc cả sống chết.
Trong tác phẩm “Trường hận ca” của tác giả Vương An Ức, có một cô gái vừa thông minh vừa xinh đẹp, tên Vương Kỳ Dao.
Sau cuộc thi hoa hậu, có người nuôi cô ấy.
Chính xác mà nói là bao nuôi cô ấy.
Cô ấy có một căn hộ sang trọng ở Thượng Hải, còn có quần áo đẹp, tiền tiêu không hết.
Nhưng cô ấy không thể tìm thấy ánh sáng. Không có thân phận gì, ngay cả mặt mũi như nào, đều được người khác kể lại.
Cô gái ngày ngày chìm đắm vào mối quan hệ giả tạo này, liệu có thể tỉnh lại không?
4.Mấy ngày trước, tôi có viết một bài liên quan Ưng Cần “Mặc dù bị ghét bỏ, tôi vẫn muốn thay Ưng Cần nói vài lời”.
Tôi nói, Ưng Cần sẵn sàng đưa tiền cho Khâu Oánh Oánh tiêu, không do dự mua cho cô ấy hơn nghìn bộ quần áo. Kết quả, có một em gái cười nhạo tôi.
Cô ấy nói rằng người có tiền xếp hàng loạt ở Metersbonwe. Cô còn nói, tiền bản thân kiếm được tuy không bằng Ưng Cần, nhưng cũng sẽ mua cho bản thân hơn nghìn bộ đồ.
Mỗi người đều thích cái gọi là quyền nam nữ bình đẳng.
Chỉ riêng nói đến chuyện tiêu tiền, rất nhiều cô gái đều coi đó là chuyện đương nhiên. Bọn họ hoặc là thật sự không biết, rất nhiều đàn ông từ khi tốt nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề giá cả nhà cửa, mỗi tháng đều tính toán xem có dư không, tính xem khi nào mới trả xong nợ.
Không có nhà, bọn họ làm sao dám theo đuổi con gái chứ! Đối với bản thân mình càng hà khắc keo kiệt hơn. Đó chính là cuộc sống của đại đa số người trẻ ở tầng lớp làm công ăn lương hiện nay.
Còn con gái thì sao, bọn họ không hiểu tại sao con trai lại không biết về những mẫu mã son này, về những loại phấn trang điểm mà con gái thích, ghét con trai khi họ nghĩ rằng chi hơn một ngàn tệ để mua quần áo giống như một trò đùa vậy.
Hào quang đó thực sự là của bạn, nhưng đó là sự tích góp của anh ấy trong ba năm.
Lúc này, tại sao bạn lại không nói đến chuyện nam nữ bình đẳng nữa.
Anh ấy không mua nổi dầu gội đầu cho bạn, cả son và quần áo cũng vậy. Nhưng anh ấy mua nhà, mua xe cho bạn. Tất cả những thứ đó, bạn đã từng nghĩ qua chưa?
5.
Liên quan đến chủ đề nam nữ này rất dễ dẫn đến tranh cãi.
Nếu như bạn vẫn thu mình trong thế giới chật hẹp của riêng mình thì vấn đề sẽ trở nên càng trầm trọng hơn mà thôi.
Cách giải quyết không khó, cái khó đó chính là bạn không muốn hiểu. Cũng giống như cô gái ở trong bài, luôn tự cho mình là đúng. Vậy thì bạn thấy rồi đấy, đó chính là những gì bạn mãi mãi nhìn thấy.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét