Đạo gia “cao minh” ở chỗ nào?


 俗不可耐 [103k+ likes]

Sự khác biệt giữa đạo gia và các hệ tư tưởng khác nằm ở góc nhìn.
Nho gia (đại diện là Khổng Tử) đứng ở góc nhìn của một người đàn ông quý tộc nhìn vào xã hội, nhìn vào thế giới. Đàn ông quý tộc phải hiểu được lễ nghĩa trong xã hội, miệng phải nói lời văn nhã và phải có những kỹ năng cơ bản của giới quý tộc (đó là: lễ nghĩa, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, đọc sách, tính toán). Chỗ vĩ đại của Khổng Tử đó là ông ấy có thể từ hiện tượng nhìn ra bản chất, ông ấy hiểu rằng muốn đàn ông giới quý tộc có thể sống những ngày tháng thoải mái thì cần phải có một chữ “nhân”. Cho nên, thực ra tư tưởng của Nho gia chính là đạo lý trị quốc của giới quý tộc, đạo lý đối nhân xử thế và sự tự tôn, đề cao chính mình.
Pháp gia đứng ở góc nhìn của một bậc vua chúa. Nó yêu cầu các bậc vua chúa phải luôn luôn bảo vệ quyền lực mình, nghĩ ra biện pháp th.ống trị hoàn toàn đối với giới quý tộc, bình dân và kể cả những kẻ x.âm lược. Tôn chỉ của Pháp gia là “không được th.ương tiếc”, phải dùng mọi giá để đạt được quyền lực tối cao, muốn được vậy, phải dùng chữ “pháp” để trị quốc. Pháp ở đây không phải là pháp luật, mà là một loại cơ chế thưởng phạt, dùng thưởng phạt để đổi lấy an bình, dùng thưởng phạt để thể hiện ý chí của bậc vua chúa, đó chính là Pháp gia.
Mặc gia (đại diện là Mặc Tử) đứng ở góc nhìn của một người thợ mộc. Trong mắt của họ, xã hội này giống như một cái máy cơ khí to lớn vậy. Muốn chiếc máy này hoạt động được thì tất cả các bộ phận của nó, dù nhỏ hay to cũng đều phải liên kết chặt chẽ và phù hợp với nhau, cho nên, chúng ta cần phải yêu quý lẫn nhau, không được công kích đối phương dẫn đến hư hoại, hỏng hóc. Mặt khác, khi chế tạo một chiếc máy cơ khí, quan trọng nhất là tính năng của nó, sau đó mới nghĩ đến việc trang trí bên ngoài. Bởi vậy, trong thời kì loạn lạc, m.ạ.n.g sống của con người còn không thể tự mình quyết định thì lễ nghĩa và thú vui chỉ là hư vô, cần phải lược bỏ. Máy cơ khí có hoạt động tốt không là do sự lắp đặt, thiết kế các bộ phận bên trong nó, vì vậy, chúng ta phải để người thích hợp làm chuyện thích hợp!
Tung Hoành gia đứng ở góc nhìn của một nhà ngoại giao. Thế giới này cần được cân bằng, tác dụng của nhà ngoại giao là duy trì sự cân bằng đó bằng cách l.ợi dụng điểm yếu và ha.m m.uốn cá nhân để đạt được mục đích cuối cùng.
Mở bài nhiều như vậy cuối cùng cũng đến Đạo gia rồi.
Vậy, Đạo gia đứng trên cương vị của ai để nhìn vào xã hội?
Trước tiên phải nói đến người đã sáng lập ra Đạo gia, ông là một văn thư, chịu trách nhiệm quản lý, sắp xếp tài liệu, văn bản của một nước nên ông có thể đọc được rất nhiều văn bản cơ mật, cũng đọc được hết tất cả những hưng thịnh, suy thoái, bi thương, hân hoan từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Có nhiều chuyện cơ mật không thể nói, cũng có nhiều chuyện mắt thấy tai nghe phải để trong lòng, đều được ông ẩn tàng bên trong tư tưởng của Đạo gia.
Lại nói tiếp, ông đã xem tư liệu trong vòng hơn 500 năm, từ thời Đông Chu đến Tây Chu (một phần).
Trong hơn 500 năm đó, có những chuyện tưởng chừng là sự thật nhưng sau này lại bị vạch trần một mảng nhơ nhuốc, cũng có những chuyện phải chịu người đời khinh bỉ rồi sau này mới biết hóa ra mình đang trách lầm người ta. Nhưng cũng có những chuyện càng bàn càng rối, lại càng đi vào ngõ cụt, thật thật giả giả chẳng biết đường nào mà lần.
Và thường thì người chiến thắng cuối cùng đa phần là những người mang theo các đặc điểm như, “công thành thân lui” (ý nói sự nghiệp thành công rồi thì nên thu mình lùi về sau để tránh bị người khác ghen ghét hã.m hạ.i), “thanh tâm quả dục” (ý nói đến những người không có m.ưu cầu, t.ư lợi gì quá nhiều), hay những người mang theo sự lương thiện trong lối sống.
Từ những kết luận trên, Đạo gia đã tạo ra một bộ phép tắc sinh tồn trong thời loạn lạc. Bộ phép tắc này không quan tâm đến sự giàu sang phú quý nhất thời của một đời người, mà nó quan tâm đến những đạo lý vĩnh hằng không bao giờ thay đổi. Vì vậy, trong dòng thời gian dài đằng đẵng và không gian rộng lớn này, chỉ cần những đạo lý đó còn tồn tại ngày nào thì Đạo gia vẫn sẽ còn giá trị ngày đó.
Khi tìm hiểu đến tận cùng các loại đạo lý sinh tồn thì ta có thể thấy được, Đạo gia có hai góc nhìn, hoặc là nhìn lên, hoặc là nhìn xuống.
Nhìn xuống, tức là dùng góc nhìn của vũ trụ nhìn vào con người, xã hội và quốc gia. Nếu dùng góc nhìn này, bạn sẽ có một cảm giác được giải thoát. Bởi vì bạn đang đứng trên vũ trụ nhìn xuống, ánh mắt của bạn sẽ cao và xa hơn, bạn sẽ thấy được nhiều cái to lớn và quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi mớ hỗn độn do chính mình tạo ra. Khi đặt những bối rối nhất thời vào một khoảng thời gian xa hơn, trong một không gian rộng lớn hơn, bạn sẽ cảm thấy, cái mớ bòng bong ấy tưởng chừng như nghiêm trọng lắm nhưng thật ra cũng không quan trọng mấy.
Nhìn lên, tức là dùng góc nhìn của sinh mệnh để nhìn lên vũ trụ, sinh mệnh ở đây không chỉ nói đến con người, mà còn có thể là hoa cỏ tôm cá, thần tiên, quỷ quái. Sinh mệnh là một kỳ tích và nó có ý nghĩa tồn tại của riêng mình. Ví dụ, có một người đàn ông cảm thấy ý nghĩa cuộc đời của hắn ta là chi.nh phụ.c được nhiều người phụ nữ. Nhưng nếu dùng góc nhìn của sinh mệnh thì đó chỉ là một cách để đạt được ý nghĩa sinh sôi nảy nở mà thôi.
Bởi vậy, Đạo gia không hề hỏi cuộc sống có ý nghĩa gì, sống, đương nhiên là phải có ý nghĩa. Có thể bạn không biết đó là ý nghĩa gì, nhưng cũng không cần phải tự hỏi tự rối rắm, bạn chỉ cần biết, cuộc đời của bạn là kỳ tích, là một điều có ý nghĩa. Vì thế, chúng ta phải trân trọng cuộc sống, trân trọng chính mình. Nếu những điều mà chúng ta xem là quan trọng bị hư h.ại làm giảm thiểu sức sống của bản thân thì đó không phải là ý nghĩa cuộc đời của bạn.
Và khi xã hội này không làm cho mọi người trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn thì xã hội này không còn ý nghĩa nữa. Đương nhiên, bạn cũng không cần phải gấp gáp muốn v.a chạm hay chấp nhận đ.ầu hàng với nó, vì nó sẽ từ từ thay đổi để tốt hơn, bạn chỉ cần đợi đến ngày đó mà thôi.
Kỳ thật, Đạo gia nhìn xa hơn, cũng càng lớn hơn, ví dụ như một câu trong “Đạo Đức Kinh”:
“Đạo của trời là lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu; Đạo của người, lấy chỗ thiếu mà thêm vào chỗ dư.”
Giống như Marx đã từng nói, mâu thuẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Đó là xã hội dùng sức lao động của người nghèo để làm giàu cho người giàu, càng về sau, sự phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng nghiêm trọng, người giàu càng thêm giàu, người nghèo càng thêm nghèo. Nhưng, “đạo của người” kiểu này không thể bền vững được, muốn bền vững lâu dài cần phải có “đạo của trời” xuất hiện.
Bởi vì “đạo của trời” là sự bình quân, nó sẽ từ từ cân bằng tất cả.
Một bên muốn cân bằng, một bên muốn nghiêng lệch, vậy, bên nào sẽ thắng?
“Đạo của trời” sẽ thắng. Bằng chứng là những cuộc kh.ủng ho.ảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản, hay những cuộc n.ổi lo.ạn liên tiếp ở Trung Quốc đã phá vỡ xã hội cũ và thiết lập một xã hội mới cấp tiến hơn rất nhiều. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội hiện nay ở các nước đã không còn là nguyên bản như ngày xưa nữa, họ đã học hỏi những điều hay lẽ phải từ đối thủ để bổ sung thiếu sót cho chính mình.
Nói chính xác hơn thì “đạo của trời” dùng để sửa đổi “đạo của người”. Con cháu hoàng tộc bây giờ cũng đâu phải muốn làm gì thì làm như ngày xưa nữa?
Dưới góc nhìn của trời đất, có người giàu lên, cũng có người nghèo đi; có gia đình hưng thịnh, cũng có gia đình suy bại; có văn minh ph.ồn thịnh, cũng có văn minh tiêu vong, tất cả đều giống như mặt trời mọc mặt trời lặn mỗi ngày, trăng tròn trăng khuyết mỗi đêm, đó là chuyện đương nhiên.
Mỗi ngày đều không giống nhau, mỗi tháng cũng không giống nhau, mỗi năm lại càng chả giống nhau, nhưng có một điểm luôn luôn giống nhau, đó là sự thăng trầm lên xuống và sự biến đổi tròn khuyết. Khi hiểu được những điều này, bạn sẽ quen với việc ngày đêm luân phiên, bốn mùa thay đổi, sẽ không vì mặt trời lặn về phía Tây mà khóc thương, sẽ không vì xuân qua thu đến mà nuối tiếc, bởi vì mọi chuyện trên thế giới này đều như vậy, có được thì sẽ có mất.
Đạo gia có hai góc nhìn từ vũ trụ và từ sinh mệnh nên nó mang theo một loại hào quang của sự thong dong, bình tĩnh. Cách sống của những người theo đạo gia so với người khác thì điềm đạm, thoải mái hơn nhiều. Nhưng cũng chính vì vậy mà họ ít khi cảm thấy hứng thú với xã hội hiện thực như chính trị, pháp luật hay những quy tắc, chuẩn mực tạm thời. Từ trong xương cốt của họ cảm thấy khi.nh th.ường những điều này. Cho nên, họ thường có ý muốn rút lui ở ẩn. Bọn họ có thể rất ôn hòa, dễ sống chung, nhưng bạn sẽ không thấy được cảnh bọn họ rất kích động, rất hưng phấn, hiến thân, hy sinh vì một lý tưởng, chủ nghĩa nào dó.
Người bình thường có tâm lý được rồi thì sợ mất đi, bởi vậy mới sinh ra sự lo lắng, phiền muộn, lỡ mà mất thật rồi thì cứ đau đáu, nuối tiếc mãi không thôi.
Nếu đem ý nghĩa đời người gắn liền với được mất, thì một khi ta đã mất đi cái gì đó rồi, vậy chẳng lẽ cuộc đời này không còn ý nghĩa gì nữa sao?
Đó được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá ai đó có phải là người học theo tư tưởng Đạo gia hay không. Một người không sợ hãi được mất mới là Đạo gia học sĩ chân chính.
---
[Tác giả update ngày 29/1]
Có bạn nói tôi đang bàn về Phật gia chứ không phải Đạo gia.
Đạo gia và Phật gia đều có một góc nhìn về vũ trụ, nhưng khác nhau ở chỗ, vũ trụ của Đạo gia có lẽ sẽ có một ngày bị h.ủy di.ệt, nhưng nó sẽ không hoàn toàn biến thành hư vô trầm lặng, mà vẫn sẽ có một cái gì đó lưu lại để sau này tiến hóa và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Đối với Phật gia, tất cả chỉ là một chu kì. Thế giới không có gì thay đổi, xưa cũng như nay mà nay cũng như xưa. Họ cảm thấy mọi thứ chỉ đang lặp đi lặp lại hàng nghìn lần trong vô nghĩa, chỉ có người phàm tục vẫn mãi đóng mắt mới không nhìn rõ bản thân đã làm một chuyện vô ích vô số lần.
Từ sự khác nhau trong góc nhìn vũ trụ, ta có thể thấy được,
Phật gia muốn tĩnh, Đạo gia muốn động. Phật gia cho rằng mọi thứ đều là luân hồi, Đạo gia lại cho rằng mọi thứ đều là biến hóa.
Bởi vậy, Phật gia lấy tĩnh cầu tĩnh, Đạo gia lấy động cầu động. Đạo gia hy vọng mỗi người đều có thể hòa hợp cả thể x.á.c lẫn tinh thần với thế giới bên ngoài, thoạt nhìn tưởng chừng là tĩnh lặng, nhưng tĩnh lặng đó chỉ mang tính tương đối thôi, ở một điều kiện khác vẫn thấy ta đang “động”.
Còn Phật gia lại phủ nhận ý nghĩa của sự biến hóa, họ cho rằng cô đơn là “vĩnh hằng”, muốn đạt được “vĩnh hằng” thì hãy thoát khỏi sự biến hóa của thế giới.
Về cái c.h.ế.t, người của Đạo gia cho rằng, c.h.ế.t thì c.h.ế.t, sinh mệnh của ta nhất định sẽ có ý nghĩa, dù ta có x.ấu x.í, th.ất b.ại, hay khuyết tật thì sinh mệnh của ta cũng có ý nghĩa riêng của nó. Ý nghĩa này ta không nhất thiết phải biết, nhưng chắc chắn, nó có tồn tại, đến lúc thích hợp sẽ mang lại tác dụng rất lớn!
“Đạo” sẽ không sinh ra một việc vô nghĩa với “Đạo”. Ta chỉ cần không bắt ép bản thân phải làm điều ta không muốn, cứ sống tự do một cách tự tin là được, mọi chuyện đã có “đạo” lo!!!
Còn Phật gia tin rằng, sinh mệnh là vô ngh.ĩa, ý nghĩa tồn tại của sinh mệnh là ngh.iệp. Ngh.iệp mất thì sinh mệnh cũng mất. Sống thì phải trả ngh.iệp, trả hết ng.hiệp thì mới có thể “n.iết bàn” và đạt được “vĩnh hằng bất d.iệt”.
Thiên chi đạo lý
“Thiên chi đạo tổn hữu dư bổ bất túc”, tức là thừa thì bớt đi, thiếu thì thêm vào, tạo thành sự vừa đủ, như lời cổ triết “cầu vừa đủ xài”, như huấn ngôn của tổ sư “tri túc bất nhục”. Tu đạo là cần mẫn học tập “thầy thiên đạo” cách thức duy trì sự vừa đủ, chắc chắn nghiệm ra học theo thiên đạo thì được ích lợi càng ngày càng nhiều, “ vi học thiên đạo nhật ích”, những điều bản thân làm sai đạo trời càng lúc càng giảm, “vi thiên đạo nhật tổn nhân chi đạo”, không phạm sai lầm nghịch thiên hành nhân chi đạo, đã thiếu càng thiếu, đã thừa càng thừa, cái cảnh kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra, “nhân chi đạo tổn bất túc nhi phụng hữu dư”.
Người sống có đức, người thiện rốt ráo, chung quy đi chung quy lại cũng là người hành theo thiên chi đạo lý này mà thôi. Thiên hạ thiếu cái mình dư mà mình đem cái mình dư cho thiên hạ, tức là hành thiện tích đức, lá lành đùm lá rách, thiên đạo tự nhiên gần gũi, thân cân, lâu ngày tự nhiên chứng đắc thánh nhân. Tổ sư dạy người có dư, đem dư giúp đỡ cho sự thiếu thốn của thiên hạ mà không đòi hỏi báo đáp thì người đó là thánh nhân.
Đạo lý này cực kỳ giản dị nhưng không mấy ai hành theo, để rồi tự rước phiền phức, tiếc hận không nguôi, than ôi, chí đạo khó truyền.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét