Tỏ tình với người ta, cô ấy nói : “Tằng kinh thượng hải năng vi thủy, Từ khước vu sơn bất thị vân”, thì phải trả lời làm sao ?


 (Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước Vu sơn bất thị vân → Đã từng đi qua nơi biển lớn thì khó có gì mới được gọi là nước, chưa tới Vu sơn thì chưa biết gì mới gọi là mây)

______________
Người dịch: | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
_______________
Hai câu thơ “Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước Vu sơn bất thị vân” này trích từ bài thơ Ly tứ của Nguyên Chẩn, được ông sáng tác để tưởng nhớ người vợ đã mất của mình. Ý nghĩa chắc mọi người cũng đã hiểu, đó là lòng vẫn chưa quên người xưa, từ chối khéo léo những người khác.
Thật ra loại chuyện tình cảm này ấy à, con gái đã nói đến mức đó, thì cũng không cần phải trả lời nữa đâu.
Chỉ là chủ đề lần này chúng ta cùng thảo luận trả lời ra sao, vậy cùng xem thử những dòng phía dưới, tán gẫu chút cũng được.
Có thể trả lời:
“Thương hải thành trần đẳng nhàn sự, vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường”. Nửa câu đầu của Tào Đường, nửa câu sau của Lý Bạch, ý là khuyên cô gái chớ cứ nhớ mãi không quên “thương hải” và “Vu sơn” nữa, sớm ngày buông xuống, suy xét người sau.
(Thương hải thành trần đẳng nhàn sự → Biển lớn thành đất bằng cũng chỉ là việc đâu đâu; vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường → Chuyện mây mưa ở Vu sơn chỉ tổ mất công đau lòng)
Hoặc là có thể trả lời:
“Đắc thành bỉ mục hà từ tử, thất ngôn thi lí kí chân tình”. Hai câu này lần lượt là của Lư Chiếu Lân và Lưu Vũ Tích. Kiểu bày tỏ này khá mạnh mẽ, nếu lọt vào mắt xanh của em, anh chết cũng không lùi bước. Dùng cẩn thận.
(Đắc thành bỉ mục hà từ tử → Được lọt vào mắt nàng rồi thì sợ gì chết đi; thất ngôn thi lí kí chân tình→ gửi gắm chân tình vào bài thơ bảy chữ.)
Nếu bạn muốn an ủi cô ấy, có thể trả lời:
“Trực đạo tương tư liễu vô ích, nguyện quân thiện bảo thiên kim khu”. Hai câu này cũng chế từ thơ cổ.
(Trực đạo tương tư liễu vô ích→ Cho đến khi biết nhớ nhung là vô ích; nguyện quân thiện bảo thiên kim khu → Mong người hãy giữ gìn tốt sức khỏe ngàn vàng.)
Nếu bạn vẫn muốn cọ cảm giác tồn tại, thì có thể trả lời:
“Lương nhân nhất khứ bất phục hoàn, bất như liên thủ nhãn tiền nhân”. Cũng là lấy từ người xưa.
(Lương nhân nhất khứ bất phục hoàn, bất như liên thủ nhãn tiền nhân. → Người xưa một đi không trở lại, chẳng bằng thương lấy người trước mắt.)
Ngoài ra, đằng trước có một bạn giấu tên trả lời rằng:
“Khanh hà bất giải Nguyên Chẩn cố, tái nghĩ hồng tiên đệ Tiết Đào.”
( → Đâu phải người không biết chuyện cũ của Nguyên Chẩn, còn muốn gửi Tiết Đào giấy đỏ nữa chăng.)
*Tiết Đào: Một nữ thi nhân thời Đường, bà tự mình chế ra một loại giấy nhỏ màu đào để viết thơ--xem thêm thông tin về bà: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiết_Đào
Riêng tôi cảm thấy cũng đúng, sau khi vợ chết thì Nguyên Chẩn phong lưu, vẫn yêu Tiết Đào.
Nhưng điển cố mà bạn chủ topic dẫn ra, lại có ý nghĩa là “Tái ngộ tri kỉ” (gặp lại bạn thân), cũng không phải nghĩa xấu.
Tôi sửa lại câu này chút chút:
“Khanh hà bất giải vi chi cố, tái nghĩ hồng tiên đệ hiệu thư.”
( → Đâu phải người không hiểu chút chuyện xưa, còn muốn gửi học trò giấy đỏ nữa chăng.)
Hợp cách luật, cũng giải bày ý nghĩa giống vậy.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét