451 độ F
Ok, cái vụ đốt sách thì (mừng là) vẫn còn xa lắm, nhưng nhiều mô tả của Bradburys về xã hội tương lai không chỉ đơn thuần là khả thi, mà nó đã thành sự thật vào năm 2017.
"Và trong tai em là những chiếc vỏ sò bé nhỏ - những cái radio nhỏ như chiếc đê khâu và một đại dương âm thanh điện tử, hết nhạc lại nói rồi lại nhạc rồi lại nói cứ thế tràn vào, không ngừng tràn vào bến bờ tâm trí chong chong không ngủ của em."
Bradbury miêu tả một chiếc tai nghe không dây trong một cuốn sách được xuất bản trước cả thời của đài bán dẫn xách tay.
Ông ấy cũng có nhắc đến công nghệ bảo mật vân tay:
"Anh đút tay vào ô lõm hình bàn tay nơi cửa trước nhà để nó nhận dạng anh. Cửa trượt mở ra."
Những cái tường ở phòng khách cũng là một điềm báo rợn gáy cho thực tế ảo và mạng xã hội.
"Mới sáng nay người ta gửi đoạn thoại của em tới. [...] Khi đến chỗ mấy lời thoại thiếu, cả lũ bọn họ từ ba bức tường nhìn em thế là em đọc lời thoại."
Và bạn liên tưởng đến app media đời mới nào sau khi đọc đoạn dưới?
"Bộ chuyển gắn kèm [...] tự động cho biết tên cô bất cứ khi nào phát thanh viên hướng về phía khán giả vô danh mà nói, chừa lại một khoảng trống để những âm tiết thích hợp có thể được điền vào. Một bộ trộn âm tại chỗ đặc biệt cũng làm sao cho hình ảnh người trên ti vi, ở vùng ngay dưới môi, có thể phát ra các nguyên âm và phụ âm một cách tuyệt đẹp."
Nhận diện và thay đổi giọng nói? Méo mó hình ảnh để hợp với mục đích? Đó là công nghệ mà Snapchat, Instagram và iPhone hiện đang dùng.
Nhưng điểm giống xuyên suốt nhất vẫn là cái ý tưởng mà xã hội sẽ mải tìm kiếm khoái lạc hơn là khổ đau, đến cái mức mà ta sẽ tìm đủ mọi cách để thoát khỏi hiện thực, để ta không phải trải nghiệm những cái sự thật không mấy dễ chịu, hay để phải ở một mình với những suy nghĩ, cho ta cơ hội để được nhàm chán, có những cuộc nói chuyện khó khăn và ý nghĩa, để khỏi phải thật sự nghĩ về cuộc đời.
Theo tôi thì, phần đáng sợ nhất ở cái thế giới dystopian này là cái nguyên do khởi đầu của nó. Đội trưởng Beatty có nói về hiện tượng này với Montag vào cuối mục đầu tiên của truyện:
Thế đấy, Montag. Nó đâu có từ chính phủ mà xuống. Chả có phán quyết, chả có tuyên bố, chả có kiểm duyệt, không! Công nghệ, khai thác hàng loạt, sức ép của thiểu số, đó là cội nguồn của tất cả, ơn Chúa. Ngày nay, nhờ có chúng, anh có thể vui vẻ suốt.
Chúng ta đã tự làm nên cái thế giới này. Thật chứ, tôi cũng yêu mấy trò chơi điện tử, mạng xã hội, và những sự đánh lạc hướng khỏi hiện thực như ai. Chúng ta coi phát triển kĩ thuật là cái bước đi tất yếu của sự phát triển đến sự tiện nghi, hưởng đời. Nhưng lại, cũng cùng với sự phát triển đấy là kéo theo của thói nốc thuốc, thờ ơ, trầm cảm của xã hội hiện đại. Một thế giới nơi mà Mildreds đã phải sốc thuốc mà chết. Từ cái chết đấy của Mildreds mà 60 năm sau chúng ta mới có thể tự hỏi một câu hỏi triết học: Điều gì tệ hơn—muốn tự sát vì cuộc đời không như chúng ta vẫn hằng ảo tưởng, hay thờ ơ với hiện thực đến mức mà bạn tự giết bản thân không hề hay biết?
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét