Oxy


Q: Tại sao chúng ta cần trả tiền cho oxy nếu như không khí là thứ miễn phí chứ?
A: Geoffrey Widdison, Mười năm dạy khoa học, trên tổng số 34 năm cuộc đời.
========
Đây thực sự là một câu hỏi tuyệt vời đấy. Tôi kiếm sống bằng cách chế tạo oxy, nên tự thấy mình đủ tư cách trả lời câu hỏi này.
Phân tách không khí là một trong số ít những ngành công nghiệp được miễn phí nguyên liệu thô 100%. Xunh quanh chúng ta chỗ nào chả có nhỉ, ta có thể lấy bao nhiêu tùy thích và chẳng ai gây khó dễ gì cả mà.
Dù vậy, vấn đề ở đây là phân tách không khí là việc khá khó đấy.
Nguồn tài nguyên chính mà chúng ta phải trả khi tách oxy (và nitơ, argon) ấy là điện năng. Để có thể tách được các loại khí khác nhau, đầu tiên ta cần phải nén chúng lại, và các loại khí cần nén cùng các loại áp lực liên quan, tức là cần rất nhiều điện đấy.
Có một vài nguyên liệu khác bạn cần mua để có thể bắt đầu được quá trình này, nhưng chỗ đó chiếm phần nhỏ thôi. Thực sự thì, ngoài điện năng, chi phí dành cho việc tách không khí còn bao gồm cả các thiết kế liên quan đến quá trình, mua và lắp đặt thiết bị và bảo trì nữa bởi quá trình sẽ vận hành liên tục. Điều này sẽ cần tới những người vận hành, người bảo trì thiết bị cũng như người giám sát để đảm bảo rằng sẽ không có thứ gì phát nổ và cả người quản lý tất cả những nhân viên đó nữa. Đó là những chi phí để có thể thực hiện công việc đấy.
Giờ thì, sau những điều đó, nếu tính theo mét khối thì, oxy không thực sự đắt đỏ đến thế khi nó mới được sản xuất lần đầu đâu. Nhưng nếu bạn định mua theo số lượng nhỏ để bán lẻ thì, bạn cần tính thêm cả chi phí để nén nó xuống nhằm phục vụ cho việc vận chuyển, mua sắm các bình chứa cao áp, di chuyển, marketing và bán số oxy đó nữa. Nếu không dùng bình chứa, bạn sẽ cần làm lạnh số oxy đó để nó biến thành chất lỏng và vận chuyển nó bằng những thiết bị cực kỳ đặc biệt và được cách nhiệt ở mức cao. Dù thế nào chăng nữa, bạn phải bổ sung một loạt các biện pháp kiểm soát an toàn để đảm bảo rằng số oxy đó không bắt lửa hoặc phát nổ, việc đó có thể dẫn đến tử vong đấy.
Tất cả những công đoạn đó đều đòi hỏi thêm nhân lực, và chẳng ai làm cho vui đâu, bạn phải trả công cho họ cả đấy. Và nếu nói về oxy dùng trong y tế, bạn cần bổ sung thêm nhiều thứ cần thiết để đảm bảo chỗ khí đó hoàn toàn tinh khiết cũng như không bị nhiễm những thứ nguy hiểm và phải được FDA kiểm duyệt để đảm bảo là đã đáp ứng đủ chất lượng tương ứng.
Tất cả đều cần đến tiền đấy nhé. Thực tế thì đó là một số tiền khá lớn đấy, và người ta chi trả nó bằng cách bán chỗ oxy đó (và nitơ, argon nữa).
Nếu coi những chi phí đó là không đáng kể thì, bạn có muốn nghe điều gì đó khùng khùng chút không? Một vài nhà máy tách khí sẽ thải oxy ra. Nếu một nhà máy được lắp đặt chủ yếu để cung cấp nitơ với số lượng lớn cho một khách hàng duy nhất, nó sẽ được xây dựng ngay cạnh đối tác đó, để tất cả số nitơ đó di chuyển trực tiếp theo đường ống mà không cần phải vận chuyển hay lưu trữ lại. Trong trường hợp đó, nếu đối tác đó không dùng oxy, nó sẽ được nhả lại không khí. Mới nghe lần đầu thì hơi khùng, đúng không, nhưng sự thực là việc chuẩn bị tất cả các thiết bị cần thiết cho quá trình hút, lọc, nén, lưu trữ và vận chuyển số oxy đó sẽ rất tốn kém, có khi bạn còn chẳng lấy lại được tiền nữa kia.
Đó thực sự là một trường hợp khá thú vị để nghiên cứu đó. Chi phí dành cho việc sản xuất bất cứ thứ gì đều phụ thuộc vào phí nguyên liệu thô và phí sản xuất, đóng gói, vận chuyển, marketing và bán thứ đó. Nếu bỏ chi phí nguyên liệu thô đi thì vẫn còn các khoản khác cơ mà. Và ngành công nghiệp tách khí đã chứng minh điều đó đấy thôi. Dù nguyên liệu thô không mất phí, song sản phẩm cuối sẽ không như vầy đâu nhé bởi bạn sẽ phải trả tiền cho mọi công đoạn liên quan.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét