Thảm họa chernobyl


Điều gì đã khiến lò phản ứng hạt nhân Chernobyl phát nổ?
Tôi đang nghiên cứu về thảm họa Chernobyl và nguyên nhân làm nó phát nổ. Trang này giải thích khá rõ
( 230nsc1.phy-astr.gsu.edu/hbase/NucEne/cherno.html?fbclid=IwAR0DCiGFKPdCjYCoWjlUrUbOQdTQAs3xar_J8aHQ1TV4Q7xt5RuHkA6Rx2Q#c5 )
nhưng vẫn có một số thuật ngữ chuyên ngành mà tôi không hiểu. Nếu có ai rành về mấy cái này thì giúp tôi với ạ.
Câu hỏi đặt ra là: Họ làm sao để khiến lò phản ứng hoạt động ở mức năng lượng cực thấp? Tại sao hệ thống làm mát lại bị tắt/ chạy ở mức thấp và tại sao họ phải tắt hệ thống làm mát khẩn cấp?
u/Nerfo2 (1.6k points - x1 platinum - x6 golds - x1 silver)

Lò phản ứng đã được giảm công suất để thực hiện một chuỗi thí nghiệm để tìm hiểu liệu xem tua-bin hơi nước và máy phát điện có thể sản xuất đủ lượng điện để máy bơm nước cung cấp cho lò phản ứng cho đến khi máy phát điện diesel dự phòng hoạt động trong trường hợp mất điện cục bộ. Thử nghiệm này được tiến hành để phòng trường hợp khẩn cấp, ví dụ như các nước phương Tây tấn công mạng lưới điện và nhà máy bị ngắt kết nối, cái lò phản ứng sẽ phải dừng lại khẩn cấp, dừng hẳn NGAY LẬP TỨC luôn. Nhiệt phân hủy sẽ vẫn cần được xử lý. Cái thử nghiệm này đáng lẽ ra phải được thực hiện ở lò phản ứng số 4 từ những năm 83 hay 84 (nhưng đến tận năm 86 mới được tiến hành). Các giấy tờ được đánh dấu bằng bút chì (một điều khá phổ biến ở Liên Xô bởi việc hoàn thành công việc trước thời hạn sẽ được thưởng rất nhiều rúp). Ồ, hóa ra những người cộng sản cũng tham lam phết.

Lò phản ứng được thiết kế còn nhiều thiếu sót. Liên Xô đã chi một số tiền để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân RẺ HƠN TẤT CẢ NHỮNG LÒ PHẢN ỨNG TRÊN THẾ GIỚI! Họ không xây nhà lò bằng thép và bê tông nặng bảo vệ lò phản ứng, họ sử dụng hơi nước được sản xuất trực tiếp từ nhiên liệu uranium để chạy tuabin (nước được chuyển hóa thành hơi nước TRONG lõi lò phản ứng và không hề có bộ trao đổi nhiệt ở đó), sử dụng than chì làm chất điều tiết để duy trì phản ứng hạt nhân (các lò phản ứng của Mỹ và Tây Âu sử dụng nước ở áp suất cao, còn gọi là lò phản ứng nước áp lực, do đó không có nước thì không có phản ứng hạt nhân), các thanh điều khiển boron có than chì ở đầu thanh (ngắn gọn là điều này sẽ làm tăng phản ứng hạt nhân, chi tiết này quan trọng cho phần sau) và 57 sai lầm khác nữa... như kiểu là họ không thèm đếm xỉa tới các quy tắc an toàn luôn ấy.

Cuộc thử nghiệm được dự tính thực hiện vào ngày 25 tháng 4. Tuy nhiên nó đã không được tiến hành trong ca làm việc buổi sáng do các quan chức lưới điện ở Kievs nói rằng có thể đợi đến sau nửa đêm không bởi nhu cầu sử dụng lượng điện của người dân đang rất cao. Nó cũng không được bắt đầu vào ca làm việc đêm hôm đó, không rõ lý do tại sao. Vì vậy, cuộc thử nghiệm được bắt đầu vào nửa đêm ngày 26, gã đàn ông đến từ Moscow đã ở đó cả ngày và giám sát buổi thử nghiệm thì...chà, rất cáu gắt. Những người làm ca đêm ngày hôm đó là những con người trẻ tuổi nhất và ít ỏi kinh nghiệm nhất (người điều hành lò phản ứng chỉ mới 26 tuổi) và họ vừa mới được trao cuốn sổ tay nặng trịch chứa đầy các chú thích và những thủ tục bị gạch bỏ.

Lưu ý* Nhiễm xạ Xenon xảy ra khi giảm công suất lò phản ứng hạt nhân. Xenon là một trong những mảnh phân hạch của nhiên liệu khi phân hạch trong lò phản ứng hạt nhân có khả năng hấp thụ neutron để ngăn chúng đâm vào một nguyên tử Uranium 235 khác, tách chúng ra và tạo ra nhiều neutron hơn để chúng có thể đâm tự do vào các nguyên tử khác. Trong quá trình hoạt động ổn định, Xenon bị "đốt cháy" với tốc độ cho phép dây chuyền phản ứng tiếp tục. Nếu các thanh điều khiển boron được đưa vào để phản ứng chậm lại thì sẽ có quá nhiều Xenon sinh ra và chúng có tác dụng như những thanh điều khiển khác, góp phần làm chậm phản ứng hơn nữa. Nếu độ phản ứng có thể xuất hiện nhỏ hơn độ phản ứng âm gây ra bởi xenon, phản ứng dây chuyền hạt nhân sẽ gần như dừng lại. Lò phản ứng không thể tái khởi động trong thời gian 48 giờ để Xenon có thể phân rã hết.

Giải thích như vậy là đủ rồi, tiếp tục thôi!

Lò phản ứng có mức sản lượng nhiệt là 1500 megawatt (1,5 gigawatt). Thử nghiệm đã được chỉ đạo thực hiện ở mức 1500, nhưng không được hạ xuống dưới mức 700 MW bởi lò phản ứng sẽ mất đi tính ổn định. Lò phản ứng được vận hành hết công suất, nhưng đã được giảm mức năng lượng đi một ít trước khi bắt đầu.

1. Để bắt đầu, điều khiển thủ công đã được bật và các thanh điều khiển được chèn một phần vào lõi, làm giảm quá trình phản ứng.

2. Người vận hành chuyển các thanh điều khiển trở lại chế độ tự động và nghĩ rằng máy tính sẽ giữ nguyên công suất của phản ứng.

3. Hệ thống vận hành tự động xem việc lò phản ứng hoạt động ở mức năng lượng thấp là do mất nguồn điện nên lắp hoàn toàn các thanh điều khiển vào lò phản ứng, gần như dập lò.

4. Hệ thống làm mát lõi khẩn cấp (ECCS) cố gắng khởi động nhưng bị các nhà khoa học ghì đè và tắt bằng tay.

5. Mức năng lượng của lò phản ứng giảm còn khoảng giữa 0 đến 30 MW (tùy thuộc vào từng số liệu báo cáo)

6. Các thanh điều khiển được chèn trước đó bị rút lại.

7. Mức năng lượng của lò phản ứng không hề tăng.

8. Nhiễm xạ Xenon xảy ra, làm chậm thêm phản ứng hạt nhân.

9. Người vận hành lúc đó được ra lệnh để tăng năng lượng của lò phản ứng trở lại, nhưng anh ấy TỪ CHỐI! Bởi điều đó đi ngược lại với hướng dẫn viết trên văn bản (Anh chàng đáng thương, cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình, và bị đổ lỗi cho tất cả mọi việc.)

10. Gã Moscow cáu kỉnh hét lên và đã thành công khiến cho người trưởng ca 27 tuổi cho lò phản ứng hoạt động lại. (Còn quá trẻ tuổi, và việc là một nhà điều hành hoặc giám đốc ở lò máy điện hạt nhân là một công việc mơ ước ở Liên Xô. Việc cãi lệnh một quan chức cấp cao có thể khiến bạn mất tất cả.)

11. Khoảng một nửa thanh điều khiển đã được rút ra hoàn toàn, nhưng mức năng lượng của lò vẫn còn quá thấp để tiếp tục làm cuộc thử nghiệm, chỉ ở mức 200 MW.

12. Các bơm làm mát được tăng tốc, họ tăng thêm lượng máy bơm hoạt động để cố gắng xử lý nhiễm xạ Xenon. Điều này làm tăng lượng nước, giảm thể tích hơi nước và làm chậm các tuabin.

13. Các thanh điều khiển bổ sung được rút ra, mục đích làm tăng lượng hơi nước để tuabin hoạt động trở lại.

14. Đồng nghĩa với việc chỉ có 8 thanh điều khiển được cắm trong lõi trong khi số lượng tối thiểu là 15 thanh. Lò phản ứng hạt nhân có tới hơn 211 thanh điều khiển...

15. Lõi bắt đầu nóng lên nhưng họ không có trang bị máy móc bên trong nó. Người vận hành nhận thấy máy tính đang yêu cầu tắt lò phản ứng. Mọi hệ thống an toàn đều đã bị bỏ qua. Tuy nhiên mức năng lượng vẫn còn quá thấp, gã người Moscow vẫn khăng khăng tiếp tục.

16. Mức năng lượng cuối cùng cũng đã tăng đủ, tuabin được ngắt kết nối và bắt đầu quá trình thử nghiệm.

17. Khi tuabin bị ngắt kết nối. thiết bị làm ngưng tụ không thể theo kịp và hơi nước thô đã đi vào đường ống ngưng tụ (hơi nước biến thành nước) và gây ra hiện tượng xâm thực trong máy bơm. Hơi nước liên tục ngăn việc bơm nước vào lõi. Khi các túi hơi rỗng sụp xuống bên trong các đường ống, âm thanh va đập mạnh và tiếng rít có thể được nghe thấy trong phòng tuabin và gần lò phản ứng.
( đọc thêm về hiện tượng khí thực)
18. Lõi lò không ổn định bắt đầu tạo ra những túi hơi. Mức năng lượng dần tăng nhanh.

19. Bốn trong số 8 máy bơm vẫn chạy trên tuabin giảm tốc và bắt đầu chậm lại. Giờ thì còn rất ít nước để có thể làm mát lõi.

20. Các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất lõi được sử dụng. Máy ngưng tụ hơi nước đáng lẽ sẽ biến đám hơi nước đó thành nước trở lại, nhưng nó đã hoạt động quá công suất - các túi hơi rỗng vẫn tiếp tục đi vào máy bơm. Lò phản ứng vẫn được giữ hoạt động một cách ngớ ngẩn để tiếp tục thực hiện cái bài thử nghiệm kia.

21. Lõi lò đột nhiên tăng vượt quá mức công suất tối đa của nó.

22. Giữa những tiếng va đập mạnh và mức năng lượng tăng đột ngột, những người trong phòng điều khiển quyết định nhấn nút AZ-5 (một nút để dừng khẩn cấp lò phản ứng) để đẩy tất cả các thanh điều khiển boron vào hoàn toàn và dừng lò phản ứng.

23. Các thanh điều khiển với đầu thanh là than chì dần dần được đẩy vào. Các vũ khí hạt nhân của Liên Xô sử dụng các động cơ điều khiển nổi tiếng là chậm, mất tới 18 giây để có thể chèn các thanh vào hoàn toàn.

24. Các thanh điều khiển có than chì (than chì tăng phản ứng hạt nhân) hoạt động giống như cách Vin Diesel nhấn nút NOS trong bộ phim Fast and Furious phần đầu tiên đó. Cái lò phản ứng nó trở nên điên loạn luôn.

25. Sự tăng vọt mức năng lượng làm gãy cái lõi nên các thanh điều khiển chỉ vào được một phần. Giờ thì không gì có thể làm chậm phản ứng lại được nữa.

26. Mức năng lượng tăng cao đến nỗi không còn thiết bị nào có thể đo nó được.

27. Áp lực quá lớn thổi bay cái nắp lò nặng 450 tấn và làm tắt cái nhà máy luôn.

28. Không khí và hơi nước ùa vào lõi, phản ứng với lớp áo Zirconium quanh mỗi thanh nhiên liệu Uranium, tạo ra một đống Hydrogen, sau đó thổi bay cái mái nhà trong vụ nổ thứ hai, phun ra hàng tấn chất phóng xạ vào khí quyển.

Phải mất một khoảng thời gian dài để những gì xảy ra chìm xuống. Họ nghĩ vụ nổ xảy ra là do cái máy phân tách (separator drum). Họ tiếp tục cố gắng vận hành và làm mát lõi bằng cách bơm hàng tấn và hàng tấn nước vào trong đó, và tất cả đều bay vào bầu trời đêm dưới dạng hơi nước mang chất phóng xạ.

Chính phủ Liên Xô đổ lỗi cho các nhà vận hành. Không có lý nào họ có thể, hoặc sẽ thừa nhận rằng TẤT CẢ lò phản ứng RBMK-1000 hùng mạnh của họ đều bị thiếu sót nghiêm trọng trong khâu thiết kế. Họ đã nói dối. Họ biết thừa các lò phản ứng của mình đều có những thiếu sót, nhưng vẫn cho phép xây dựng. Họ chỉ quyết định xây dựng những biện pháp kiểm soát để đối phó với những khuyết điểm đó... Sau đó coi như là mọi thứ đều đã tạm ổn.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét