Phải chăng nghệ thuật tuyệt nhiên "vô dụng" cho xã hội chúng ta?
Tôi là một kiến trúc sư qua đào tạo và đã dấn thân vào ngành nghề này được vài năm rồi. Mặc dù sự vụ là thế nhưng trong tôi luôn có một niềm đam mê với nghệ thuật và phim hoạt hình - đêm ngày miệt mài với ngòi bút vẽ của mình, từ trong trường đến những năm tháng đại học và đôi khi ngay cả trong lúc làm việc. Tôi tự phong cho mình là một ông nghệ sĩ xoàng xoàng. Hiện tại tôi đang ở lưng chừng của một quyết định ấy là sẽ chuyển nghề trở thành một nghệ sĩ. Nhưng có vài mối lo đã vương vấn tôi mãi đến nay.
Hãy lắng nghe cùng tôi tí nhé. Giờ bạn hãy tưởng tượng ra một viễn cảnh thế này - thị trấn của bạn đang lâm vào một cơn thảm hoạ thiên nhiên nào đấy, và khắp nơi chỉ còn là cảnh hoang tàn điêu đứng. Những đội ngũ y tế và bác sĩ giúp đỡ những người bị thương, kỹ sư, thợ máy và thợ mộc giúp đỡ phần xây dựng, những nhà giáo thì tiếp tục công việc giảng dạy và người nông dân lại cặm cụi ngoài đồng xa,.. Vậy các bạn có biết tôi đang nghĩ gì không?
Giữa buổi hoang tàn loạn lạc đó, nghệ thuật bỗng trở thành thứ vô dụng nhất. Nó trở thành một thứ chẳng thể giúp đỡ con người khốn khó xung quanh bạn một chút gì, dù là nhỏ nhất - nghệ thuật mà một thứ "phù hoa" mà chỉ có chỗ đứng khi những nhu cầu cơ bản nhất của con người đã được đáp ứng. Nghệ thuật không cho bạn cái ăn, không giúp bạn cái uống cũng chẳng thể cho bạn cái mặc. Nghệ thuật không giúp bạn sửa cái xe hư của bạn. Nghệ thuật không khiến rau cải mọc lên sau vườn nhà. Mà dù vậy, nó cũng có chút công cán trong việc truyền tải đi thông tin và giao tiếp - nhưng cái tui muốn ví dụ ở đây là những thứ có thể đáp ứng những nhu cầu cần thiết nhất của con người.
Cái suy nghĩ này cứ tồn tại mãi trong đầu tôi và ngày lại ngày cào xé trong tôi một ít. Trong suy nghĩ của tôi, tôi muốn trở thành một nhân vật có ích cho xã hội và những người trực tiếp bên cạnh tôi.
Về phần khác, tôi ghét cái suy nghĩ phải vùi mình trong nhà suốt cả ngày vì cái suy nghĩ không bao giờ thoả mãn mình để tiến xa hơn trong nghệ thuật. Tôi ghét cái suy nghĩ rằng nghệ thuật sẽ làm tôi trở nên một con người co rúm khỏi xã hội, rằng tôi là một cá nhân vô ích hẹp hòi. Tôi phỏng đoán nghệ sĩ phần chung phải là những con người hướng nội ôm ấp cái yên ấm cô đơn của mình. Tôi ghét chính những gì tôi làm ra thực tế hết sức vô dụng cho ai đó nhưng người ta vẫn khen lấy khen để rằng nó đẹp xiếc bao. Tôi ghét cái sự thật rằng nghệ thuật cũng chẳng có gì cao cả hơn là một tạo vật ích kỷ của con người. Tôi càng không thể chịu đựng được rằng niềm đam mê của tôi chính là thứ mà tôi có nhiều suy nghĩ hẹp hòi với nó đến như vậy. Có nhiều người cả đời cũng chẳng thể tìm được tiếng nói của đam mê - còn tôi thì đã tìm được. Nhưng tìm được rồi thì có nghĩa lý gì cơ chứ?
Lắm lúc tôi nhìn lại kỹ năng của mình và chợt nhận ra sự thật rằng việc tôi đam mê sáng tạo nghệ thuật hoá ra là một lời nguyền kỳ lạ mà thôi. Tất nhiên cái cảm giác khi tôi hoàn thành một tác phẩm của mình không thể nào miêu tả được bằng lời, giống như cái cảm giác mà tôi làm cho khách hàng của mình hạnh phúc khi họ nhận được tác phẩm yêu cầu. Nhưng ngày tiếp theo mọi chuyện thay đổi ngay và chút ích năng lượng tích cực nào còn lại của ngày trước bỗng trở thành những năng lượng tiêu cực. Đôi khi mọi thứ quanh tôi bỗng xám màu thảm hại. Thật buồn là những suy nghĩ trên càng lúc càng trầm trọng khi tôi vừa kết thúc công việc mới đây của mình. Đáng lẽ tôi nên ở lại với nó thêm chút nữa.
Hayao Miyazaki từng nói có lúc ông ta phải lựa chọn giữa làm phim và thiết kế máy bay. Xuyên suốt các quyển sách của ông ấy và bộ phim tài liệu mới đây, ông ta dù không tiết lộ rõ ràng nhưng đã có lúc ta thấy được ông cũng thường hối tiếc với lựa chọn của mình. Và rồi ông ta trở thành một trong những nhà làm phim hoạt hình vĩ đại nhất, nhưng đó là một câu chuyện khác rồi.
u/[deleted] (3 points)
Hayao Miyazaki cũng đã có những lời ghét bỏ đối với một số fan của ông ấy, cụ thể là bọn Otaku.
Có một lý do rõ ràng là tại sao nghệ thuật chưa thực sự phát triển cho đến khi văn minh con người được hình thành vững chắc. Bởi lẽ khi ta bận ăn, bận uống, bận làm tình và gắng gượng mỗi ngày để duy trì cái sống, thì ta đâu có thời gian cho nghệ thuật.
Đúng là đã có những bức hoạ được khắc trong hang đá, nhưng ta cũng không biết được chúng dùng để làm gì. Phải chăng chúng dùng để kể lại chuyện gì đó? Hay là bản đồ cho người trong tộc đi kiếm cái ăn? Ai mà biết được?
Tôi không nghĩ rằng nghệ thuật hoàn toàn vô dụng giữa muôn trùng tai biến, vì lẽ nghệ thuật là một trong những nền tảng để duy trì nên nền văn hoá.
Tuy nhiên tôi đồng ý rằng khi mọi sự trên Trái Đất này đổ vỡ giữa tan hoang thì liệu cậu chàng Willie điên khùng nào đó có đổi lấy một cuộn giấy vệ sinh hay một ổ bánh mì ngọt để lấy cho mình một bức tranh trừu tượng hay không?
Nghệ thuật chỉ được nói đến trên đầu lưỡi khi nhân loại nhận ra rằng "ta không còn phải chống chọi với cái chết mỗii ngày" bằng nông nghiệp hay dựng lên các thị thành nữa. Người ta bắt đầu có thời gian để hưởng thụ và người ta bắt đầu có thời gian để suy nghĩ. Nghệ thuật là cách truyền tải ý nghĩ trong ta thành những tạo vật hữu hình, đó có thể là một bức tranh, một bức tượng, một bài nhạc...
Tôi đoán là ta nên mừng khi ta đang được sống trong thời đại mà nghệ thuật là một cái nghề kiếm ra tiền được. Bởi vì trước khi ta có văn minh, việc cứ nặng đầu suy nghĩ vẽ cái gì trên vách hang tiếp theo khi đang đi săn có thể khiến ta trở thành bữa ăn của một thứ gì đó.
____________________
u/rootbeercollection (3 points)
Để trả lời câu hỏi của ông trực tiếp thì tôi xin thưa: không, nghệ thuật không vô dụng trong xã hội này. Nghệ thuật là yếu tố thúc đẩy quan trọng nhất trong một xã hội phức tạp và rộng lớn này. "Nghệ thuật" chính là lý thuyết để sự hoàn hảo tồn tại, nhưng không bao giờ đạt được. Hoàn hảo luôn luôn nằm ngoài tầm với của bạn. Chính sự tức tối từ đó đã khiến cho công nghệ phát triển. Và công nghệ kỹ thuật phát triển khiến cho xã hội đi lên. "Nghệ thuật" là hiện thân cốt yếu của sự tò mò. Nó khiến ta nhìn sâu vào bản chất của vấn đề để từ đó ta đem những hiểu biết ra ngoài ánh sáng. Nếu sự tò mò không quan trọng thế thì tại sao ta có được những con robot trên sao Hoả? Một xã hội sẽ không bao giờ được định hình giữa những tai biến không ngừng. Những loài động vật khác luôn luôn sống trong nguy hiểm. Đó là lý do ta làm chủ hành tinh này chứ không phải chúng.
Tôi không nghĩ ông đang lo lắng về sự hữu dụng của nghệ thuật. Ông chỉ không vui với bản thân ông thôi. Điều đó ổn mà. Có rất nhiều lựa chọn để ông có thể giúp một ai đó. Ông bạn có thể tìm hiểu về những người làm trong ngành cứu hộ: nhân viên cứu hộ, lính cứu hoả, cảnh sát; tìm hiểu về sự khó khăn của các nghề đó khi mới bắt đầu từ thấp tới cao. Ở California, làm trong ngành cứu hộ rất dễ. Ông bạn cũng có thể thử vào các ngành chăm sóc sức khoẻ. Nội trợ cũng là lãnh vực đang nổi và rất dễ tìm việc ở nước tôi. Làm y tá cũng rất được cân nhắc hiện nay tuy nhiên cạnh tranh rất khốc liệt.
Tới đây thì tôi cũng nói thẳng với ông bạn điều này. Ông không sai khi thấy rằng vẽ vời và sơ cứu là hay chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu tim ai đó ngừng đập, thì ông bạn chỉ là thằng ngu đứng đó với cái sổ vẽ và bút màu. Dù vậy thì không có gì có thể ngăn ông thực hiện việc sơ cứu ban đầu cho người khác cả. Không một thứ gì ngăn cản ông không làm những việc hữu ích mà ông đã kể ra trên kia cả. Tôi sẽ nói với ông những thứ mà có lẽ trước đây chưa từng có ai nói với ông. Xã hội cần những người như ông hạnh phúc và hoàn thiện tiềm năng của mình. Nghe có vẻ điên nhỉ? Tôi không biết rõ ông làm gì nhưng nếu đó thực sự là những gì ông yêu thích, chúng tôi cần ông bạn theo đuổi nó. Một người hạnh phúc sẽ giúp xã hội tiến xa hơn một người không hạnh phúc trong bất kỳ việc gì.
Chúc ông may mắn với tất cả mọi điều trong cuộc sống. Và đừng đổ thừa cho bản thân nếu muốn mình trở nên hữu ích hơn.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét