Thông báo thi tuyển thực tập sinh quản trị, hạt giống lãnh đạo cho hãng Le Plateau.
Đối tượng: Sinh viên năm cuối, hoặc vừa tốt nghiệp 1-2 năm các ĐH toàn quốc.
Thời gian thực tập: Sau Tết nguyên đán, trong 1 tháng.
Nơi thực tập: Măng Đen, đảo Phú Quý, Hà Nội, ăn ở chung trong hệ thống hostel của Le Plateau, 1 địa phương các bạn sẽ ở khoảng 10 ngày.
Chi phí: Toàn bộ sẽ đài thọ gồm chi phí đào tạo, ăn, ở. Các bạn chịu chi phí đi lại. Sang đi máy bay, ít tiền đi tàu lửa xe đò.
Chương trình đào tạo: Rèn luyện kỷ luật, thể lực, ngoại ngữ, kỹ năng ăn nói, kiến thức thực tế, thơ ca nhạc hoạ, các vấn đề quản lý, ....để sau đó có thể làm việc với mọi điều kiện, mọi ngành nghề. Nếu phát hiện có tài, sẽ mời vào làm việc, sau đó thành cổ đông cho hãng. Có giấy chứng nhận sau đào tạo.
Thời gian thực tập: Sau Tết nguyên đán, trong 1 tháng.
Nơi thực tập: Măng Đen, đảo Phú Quý, Hà Nội, ăn ở chung trong hệ thống hostel của Le Plateau, 1 địa phương các bạn sẽ ở khoảng 10 ngày.
Chi phí: Toàn bộ sẽ đài thọ gồm chi phí đào tạo, ăn, ở. Các bạn chịu chi phí đi lại. Sang đi máy bay, ít tiền đi tàu lửa xe đò.
Chương trình đào tạo: Rèn luyện kỷ luật, thể lực, ngoại ngữ, kỹ năng ăn nói, kiến thức thực tế, thơ ca nhạc hoạ, các vấn đề quản lý, ....để sau đó có thể làm việc với mọi điều kiện, mọi ngành nghề. Nếu phát hiện có tài, sẽ mời vào làm việc, sau đó thành cổ đông cho hãng. Có giấy chứng nhận sau đào tạo.
Đề thi:
1.Thuở ấy, thời Đông Chu Liệt Quốc, cuộc tranh thư hùng liên tục xảy ra giữa các tiểu quốc, phân chia lãnh thổ Trung Hoa thành nhiều mảnh. Trong những cuộc xáo trộn ấy, thỉnh thoảng xuất hiện một nhân tài, xuất chúng về võ công, hoặc lỗi lạc về tư tưởng.
Cũng thỉnh thoảng xuất hiện một nhân vật dị thường, cử chỉ ngô nghê như người thiếu tâm trí nhưng có những hành động phi thường. Số nầy có một thầy bói, suốt ngày lang thang đây đó, xem quẻ cho người nầy, đoán số mạng cho người khác và dám cả quyết những gì xảy ra cho người nầy hay người kia. Ông nói rất kiệm lời, nhưng mỗi lời nói là một sự quyết định lạ lùng, không hề sai, khiến mọi người khiếp phục, xem như vị thần thánh và vị cứu tinh, khi có việc cần.
Người ta cũng không biết ông xuất thân từ nơi nào, chỉ biết ông sống trên một ngọn núi, trong một hang động kỳ bí khó tìm. Ngọn núi có tên là Quỉ Cốc, nên mọi người đều gọi là Quỉ-Cốc tiên sinh hay Quỷ Cốc thần sư, bây giờ nhiều người buôn bán ở Hồng Kong hay Đài Loan vẫn thờ ông.
Tuy biết chỗ của Quỷ Cốc thần sư, nhưng muốn tìm đến không phải là việc dễ, vả lại khi lên tận đỉnh núi cũng không biết cửa động ở đâu. Mặc dù vậy, mỗi người, khi thành tâm muốn cầu, lúc lên đến trên núi, thì bất ngờ ông xuất hiện, chỉ dẫn mọi nẻo.
Rồi bẵng đi một thời gian, không thấy ông nữa. Có người lên tận núi tìm, chỉ thấy những đợt sương trắng bốc ra, bao phủ trọn quả núi, làm cho trơn trợt, không thể lên được tới đỉnh. Do đó lần hồi tăm tiếng Quỉ Cốc tiên sinh phai mờ trong trí óc mọi người.
Nhưng không ai ngờ đây chính là thời gian Quỉ Cốc thần sư đi tìm người thu làm môn đệ, hầu truyền bí quyết của mình.
Thần sư chọn được 4 môn đệ, đó là Tô Tần, Trương Nghi, Bàng Quyên và Tôn Tẫn, đưa về động, bế kín cửa lại truyền dạy binh pháp.
Thần sư không những phi phàm về Khoa Số học, nắm hết quá khứ tương lai của thiên hạ, mà còn là một chưởng phái võ môn lừng lẫy. Như mọi nhà tư tưởng uyên bác đại tài khác trong lịch sử, ông cũng đã tạo nên bốn môn đệ khét tiếng, lưu danh sử sách.
Theo truyền thuyết, ngoài các môn vừa nêu trên, thần sư còn nắm trong tay bí quyết về xuất-thế-học, giữ toàn chân tính, luyện thuốc nuôi mình không đau, không chết, đắc đạo thành tiên. Khi chu du sơn thuỷ, ông cốt ý muốn tìm môn đệ chọn lọc để tạo những người nầy về sau đắc đạo thành tiên hơn là đem tài năng sử dụng vào việc đời.
Tuy đào tạo được 4 môn đệ lừng danh thiên hạ, Quỉ Cốc vẫn cảm thấy không được mãn nguyện, vì lần lượt cả 4 môn đệ đều đi theo con đường danh vọng. Có chăng chỉ một Tôn Tẫn, nhưng Quỉ Cốc đoán được người này còn trải qua tai nạn thảm khốc, trước khi xa lánh trần tục.
2. Bàng Quyên là môn đệ đầu tiên làm Quỉ Cốc thần sư thất vọng. Tuy lúc mới nhận vào hàng ngũ học trò, thần sư vẫn đoán trước tâm tính Bàng Quyên, nhưng hy vọng sẽ cải tạo được con người này theo ý muốn của mình, tự tin nhận vào cho đi theo dạy dỗ, xem như một canh bạc lớn.
Sau 3 năm rèn luyện, thần sư xét thấy ở thực chất, con người Bàng Quyên rất tầm thường, không mảy may có một chút tiết tháo của một môn đệ như Quỉ Cốc hằng mong muốn.
Thế rồi một hôm, thần sư đang tĩnh toạ, bỗng thấy thấp thoáng bóng Bàng Quyên nơi ngoài, nửa muốn vào, nửa lại thôi, Quỉ Cốc đã hiểu cả tâm sự.
Bàng Quyên vốn người nước Nguỵ, nay nghe Nguỵ vương yết bảng cầu nhân tài liền quyết định xuất sư, hiềm vì còn e ngại thầy không cho phép, nên cứ thập thò ngoài cửa.
Biết rõ tâm trạng của đứa học trò, Quỉ Cốc liền vẫy tay cho vào, vui vẻ bảo:
-Thời vận con đã đến, sao không xuống núi cầu lấy giàu sang?
Bàng Quyên khắp khởi mừng bái lạy, thưa:
-Bạch thầy. Con đã có ý ấy từ lâu, nhưng không dám nói.
-Bạch thầy. Con đã có ý ấy từ lâu, nhưng không dám nói.
Quỉ Cốc mỉm cười:
- Nhưng con liệu sẽ làm gì khi xuống núi?
- Nhưng con liệu sẽ làm gì khi xuống núi?
Bàng Quyên đáp, không cần suy nghĩ:
- Con sẽ làm chấp chưởng binh quyền. Vì con liệu hiện nay trên đời, chưa có ai là người đối thủ với con, ngoại trừ anh Tôn Tẫn. Nhưng cũng chưa có dịp giao đấu, nên không thể nói được.
- Con sẽ làm chấp chưởng binh quyền. Vì con liệu hiện nay trên đời, chưa có ai là người đối thủ với con, ngoại trừ anh Tôn Tẫn. Nhưng cũng chưa có dịp giao đấu, nên không thể nói được.
Quỉ Cốc gật đầu:
- Thế, thầy bằng lòng để con xuống núi. Vậy trước khi ra đi, con hãy tìm bẻ về đây cho thầy một cành hoa để thầy đoán cho vận số.
- Thế, thầy bằng lòng để con xuống núi. Vậy trước khi ra đi, con hãy tìm bẻ về đây cho thầy một cành hoa để thầy đoán cho vận số.
Bàng Quyên vội vàng xuống núi. Nhưng lúc đó vào giữa mùa hè, tiết trời oi bức, cây cỏ trơ cành, làm gì tìm được bông hoa. Loay hoay một lúc rất lâu, Bàng Quyên bắt gặp một cây cỏ có độc một đoá hoa liền nhổ lên cả gốc lẫn cây.
Nhưng nhổ xong, ngắm nghía xong, thấy có một bông hoa thì ít quá, sợ thầy nói tài lộc không nhiều, nên Bàng Quyên vứt vào bụi, tiếp tục đi tìm hoa khác. Mất cả buổi vẫn không hề trông thấy cây hoa nào khác, Bàng Quyên đành quay lại chỗ cũ, nhặt lấy cành hoa thấy hoa đã úa, giấu trong tay áo, trở về yết kiến thầy.
Trông thấy Quỉ Cốc còn tĩnh toạ chờ đợi, Bàng Quyên vội thưa:
- Con tìm khắp nơi vẫn không có hoa.
- Con tìm khắp nơi vẫn không có hoa.
Thần sư liền nói:
- Hoa nở trong tay áo con, sao bảo không có?
- Hoa nở trong tay áo con, sao bảo không có?
Bàng Quyên đành trình hoa úa lên thầy, Quỉ Cốc hỏi:
-Con biết đây là hoa gì không?
-Con biết đây là hoa gì không?
Bàng Quyên lắc đầu, Quỉ Cốc giải thích:
- Hoa này gọi là hoa mã-đầu-linh, mỗi lần nở 12 nụ, ứng vào 12 năm lừng danh của con. Tuy nhiên hoa có sắc thái úa do con không mang về ngay mà vứt bỏ nó vào bụi, tìm hoa tốt hơn, cho nên điềm ứng sau này, vì bản tính ưa dối trá của con mà con sẽ bị dối trá lại. Vậy thầy khuyên con, hãy sửa mình ngay từ bây giờ nếu con muốn số phận con khác.
- Hoa này gọi là hoa mã-đầu-linh, mỗi lần nở 12 nụ, ứng vào 12 năm lừng danh của con. Tuy nhiên hoa có sắc thái úa do con không mang về ngay mà vứt bỏ nó vào bụi, tìm hoa tốt hơn, cho nên điềm ứng sau này, vì bản tính ưa dối trá của con mà con sẽ bị dối trá lại. Vậy thầy khuyên con, hãy sửa mình ngay từ bây giờ nếu con muốn số phận con khác.
Bàng Quyên vâng dạ rồi soạn đồ ra đi, Tôn Tẫn theo tiến đưa bạn đến chân núi mới quay về, mặt còn bùi ngùi chưa vui.
Quỉ Cốc liền hỏi:
- Bàng Quyên đi, con luyến tiếc lắm sao?
- Bàng Quyên đi, con luyến tiếc lắm sao?
Tôn Tẫn thưa:
- Nghĩ 3 năm anh em cùng học bên nhau, sao khỏi bịn rịn lưu luyến ạ.
- Nghĩ 3 năm anh em cùng học bên nhau, sao khỏi bịn rịn lưu luyến ạ.
Quỉ Cốc lại hỏi:
- Con nghĩ Bàng Quyên có làm tướng được chăng?
- Con nghĩ Bàng Quyên có làm tướng được chăng?
Tôn Tẫn đáp:
- Nhờ ơn thầy truyền dạy mọi tuyệt chiêu, lẽ nào không được?
- Nhờ ơn thầy truyền dạy mọi tuyệt chiêu, lẽ nào không được?
Quỉ Cốc nói:
- Chưa làm được.
- Chưa làm được.
Tôn Tẫn có ý hỏi tại sao, nhưng Quỉ Cốc không nói thêm lời nào. Hôm sau, Quỉ Cốc gọi ba đứa học trò còn lại, bảo:
- Thầy vốn không ưa tiếng chuột rúc ban đêm. Mấy đêm nay lại nghe tiếng ấy. Vậy kể từ đêm nay, các con phải thay phiên nhau thức đuổi chuột cho thầy.
- Thầy vốn không ưa tiếng chuột rúc ban đêm. Mấy đêm nay lại nghe tiếng ấy. Vậy kể từ đêm nay, các con phải thay phiên nhau thức đuổi chuột cho thầy.
Ba môn đệ vâng lời, chia nhau mỗi người thức một đêm. Hai người kia lúc phiên mình trực, ngồi chờ chuột chán nên thường ngủ gục. Chỉ riêng Tôn Tẫn, ông không thụ động ngồi chờ mà luôn tay luôn chân làm việc này việc nọ, lúc đan rổ lúc đọc sách, đêm cũng như ngày, không mảy may có chút mệt mỏi.
Đến đêm Tôn Tẫn phải thức, Quỉ Cốc kêu vào, và lấy trong gối một quyển sách rồi nói:
- Đây là mười ba thiên binh pháp của Tôn Võ hay còn gọi là Binh Pháp Tôn Tử. Trước kia Tôn Võ đem dâng cho vua nước Ngô. Ngô Vương đọc theo đó mà đánh tan quân Sở. Biết đây là của quí nên Ngô vương bèn cho giấu dưới chân cột Cô Tô Đài, không truyền lại cho ai. Từ khi đài Cô Tô bị quân Việt đốt, bộ sách không còn. Thầy một lần được xem qua sách ấy và nhớ mãi, đã ghi chép lại. Những bí quyết hành binh đều ở trong đó cả, nay thấy con có chí và trung thành, quan trọng nhất là làm việc có TRÁCH NHIỆM, thầy mới đưa sách quý cho con. Trên đời, nếu cần tìm một nhân phẩm cho một người đàn ông, thì cao quý nhất của mọi cao quý chính là tính TRÁCH NHIỆM.
- Đây là mười ba thiên binh pháp của Tôn Võ hay còn gọi là Binh Pháp Tôn Tử. Trước kia Tôn Võ đem dâng cho vua nước Ngô. Ngô Vương đọc theo đó mà đánh tan quân Sở. Biết đây là của quí nên Ngô vương bèn cho giấu dưới chân cột Cô Tô Đài, không truyền lại cho ai. Từ khi đài Cô Tô bị quân Việt đốt, bộ sách không còn. Thầy một lần được xem qua sách ấy và nhớ mãi, đã ghi chép lại. Những bí quyết hành binh đều ở trong đó cả, nay thấy con có chí và trung thành, quan trọng nhất là làm việc có TRÁCH NHIỆM, thầy mới đưa sách quý cho con. Trên đời, nếu cần tìm một nhân phẩm cho một người đàn ông, thì cao quý nhất của mọi cao quý chính là tính TRÁCH NHIỆM.
Tôn Tẫn thưa:
- Thầy đã nhọc công thu thập, sao không cùng dạy cho mấy anh em, lại chỉ truyền riêng cho con?
- Thầy đã nhọc công thu thập, sao không cùng dạy cho mấy anh em, lại chỉ truyền riêng cho con?
Quỉ Cốc đáp:
- Được quyển sách nầy khéo dùng thì làm lợi cho thiên hạ, không khéo dùng lại hại to. Gươm báu chỉ trao cho người có tâm, có trí, có trách nhiệm. Con nên nhớ điều đó, không phải ai cũng nên dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ về đường đi. Xưa ta còn trẻ, ta có sai lầm là ai ta cũng bói, hướng dẫn họ tránh mọi sự kiết hung. Nay ta nghĩ lại. Kệ họ, tâm tính họ ra sao thì số phận họ phải chịu vậy, không nên khác.
- Được quyển sách nầy khéo dùng thì làm lợi cho thiên hạ, không khéo dùng lại hại to. Gươm báu chỉ trao cho người có tâm, có trí, có trách nhiệm. Con nên nhớ điều đó, không phải ai cũng nên dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ về đường đi. Xưa ta còn trẻ, ta có sai lầm là ai ta cũng bói, hướng dẫn họ tránh mọi sự kiết hung. Nay ta nghĩ lại. Kệ họ, tâm tính họ ra sao thì số phận họ phải chịu vậy, không nên khác.
Nói xong Quỉ Cốc trao quyển sách qua tay Tôn Tẫn.
Lúc ấy trời cũng vừa sáng, tình cờ từ chân núi có bóng người đi lên, Quỉ Cốc định nói thêm, nhưng phải ngưng lại vì người kia đã đến, trông rõ lại là lão sư Mặc Địch.
Tôn Tẫn đành bái tạ thầy lui về để thầy tiếp khách.
Mặc Định là bạn thân của Quỉ Cốc, xưa hai người cùng học tại núi Vân Mộng Sơn. Lúc thành công, Quỉ Cốc về ẩn náu trong động còn Mặc Địch lão sư ngao du khắp nơi, ra mặt, lấy tài đức cứu người, giúp đời.
Hôm ấy có dịp đi ngang qua nơi đây, nhớ bạn, Mặc Địch liền lên núi thăm bạn. Câu chuyện hàn huyên suốt buổi. Lúc từ giã nhau, Quỉ Cốc bảo Tôn Tẫn tiễn đưa Mặc Địch lão sư xuống núi.
Dọc đường lão sư hỏi:
- Quỉ Cốc cùng tôi là bạn thân, luôn nhắc nhở về tài đức của anh mỗi lúc có dịp chuyện trò. Nay nghe Bàng Quyên là bạn đồng môn của anh đã xuống núi, được vua Nguỵ trọng dụng rồi, làm nên chức lớn. Tôi muốn biết giữa anh và Bàng Quyên, tài cán hai người như thế nào, sao anh không đem ra giúp đời?
- Quỉ Cốc cùng tôi là bạn thân, luôn nhắc nhở về tài đức của anh mỗi lúc có dịp chuyện trò. Nay nghe Bàng Quyên là bạn đồng môn của anh đã xuống núi, được vua Nguỵ trọng dụng rồi, làm nên chức lớn. Tôi muốn biết giữa anh và Bàng Quyên, tài cán hai người như thế nào, sao anh không đem ra giúp đời?
Tôn Tẫn đáp:
- Thầy tôi thường dạy: “cuộc thế hỗn độn, loạn lạc sứ quân, chi bằng ẩn thân tu luyện đến đắc đạo là hơn".
- Thầy tôi thường dạy: “cuộc thế hỗn độn, loạn lạc sứ quân, chi bằng ẩn thân tu luyện đến đắc đạo là hơn".
Lão sư lắc đầu
- Quỉ Cốc và tôi tuy bạn thân, xưa cùng học với nhau, nhưng không cùng quan niệm. Quỉ Cốc muốn an phận tu hành, không muốn dự vào thế sự. Còn tôi, trái lại quyết đem đạo kiêm ái phổ biến cho đời, cứu vớt thiên hạ. Chúng ta cùng xuất thân ở cõi thế, dù có tu hành đạo lý nào, cõi thế cũng là gốc. Nếu bỏ gốc, chỉ nghĩ riêng phận mình được nhàn cư, sao phải. Chính vì thế sự mà ta cần rèn luyện tài năng, vì thế sự mà ta đem thân giúp đỡ, đem thái bình hạnh phúc cho thiên hạ. Ý niệm như thế đâu phải để cầu vinh, hưởng lạc?
- Quỉ Cốc và tôi tuy bạn thân, xưa cùng học với nhau, nhưng không cùng quan niệm. Quỉ Cốc muốn an phận tu hành, không muốn dự vào thế sự. Còn tôi, trái lại quyết đem đạo kiêm ái phổ biến cho đời, cứu vớt thiên hạ. Chúng ta cùng xuất thân ở cõi thế, dù có tu hành đạo lý nào, cõi thế cũng là gốc. Nếu bỏ gốc, chỉ nghĩ riêng phận mình được nhàn cư, sao phải. Chính vì thế sự mà ta cần rèn luyện tài năng, vì thế sự mà ta đem thân giúp đỡ, đem thái bình hạnh phúc cho thiên hạ. Ý niệm như thế đâu phải để cầu vinh, hưởng lạc?
Tôn Tẫn thưa:
- Tiên sinh nói rất chi lý, song Bàng Quyên khi ra đi có hứa lúc nên danh sẽ không quên nhau, tôi đành chờ vậy.
- Tiên sinh nói rất chi lý, song Bàng Quyên khi ra đi có hứa lúc nên danh sẽ không quên nhau, tôi đành chờ vậy.
Lão sư nói:
- Nay Bàng Quyên đã làm quan ở nước Nguỵ, tôi đến đấy tiến cử, anh bằng lòng?
- Nay Bàng Quyên đã làm quan ở nước Nguỵ, tôi đến đấy tiến cử, anh bằng lòng?
Nói xong Mặc Địch lão sư ra đi.
Ba ngày sau Quỉ Cốc gọi Tôn Tẫn vào hỏi quyển sách, Quỉ Cốc hỏi câu nào, Tôn Tẫn ứng đáp không sai một chữ.
Quỉ Cốc mừng rỡ bảo:
- Con biết dụng tâm học tập như thế, thầy rất hài lòng. Vậy thầy còn thêm một quyển khác. Quyển thầy giao cho con mấy hôm nay là quyển thượng, có tên là: “Binh pháp Tôn Tử", nói về việc điều binh khiển tướng, chiến lược, chiến thuật, còn quyển nữa là quyển hạ, có tên là “Thái Ất thần quẻ" nói về số học, tính toán việc thiên hạ. Thầy định truyền hết cho con.
- Con biết dụng tâm học tập như thế, thầy rất hài lòng. Vậy thầy còn thêm một quyển khác. Quyển thầy giao cho con mấy hôm nay là quyển thượng, có tên là: “Binh pháp Tôn Tử", nói về việc điều binh khiển tướng, chiến lược, chiến thuật, còn quyển nữa là quyển hạ, có tên là “Thái Ất thần quẻ" nói về số học, tính toán việc thiên hạ. Thầy định truyền hết cho con.
Quỉ Cốc vừa nói đến đây, bỗng thấy binh mã rầm rộ lên núi, không hiểu việc gì đành bỏ dở câu chuyện, để đón tiếp quan quân. Thì ra đoàn binh mã của Nguỵ Vương sai đem lễ vật dâng Quỉ Cốc, xin đón Tôn Tẫn về triều.
Quỉ Cốc không vui, nhưng lệnh vua không dám từ chối, vả lại Quỉ Cốc đã biết trước tai hoạ sẽ đến cho Tôn Tẫn, nhưng đó là số mệnh của Tôn Tẫn, nên đành phải chịu.
Nên khi Tôn Tẫn ra đi, Quỉ Cốc liền cho một cẩm nang và dặn lúc lâm nguy mới nên mở ra xem. Giống như câu dặn cuối cùng “ngựa, dê” khi xưa với Bàng Quyên, đó là tất cả những gì một người thầy có thể làm cho trò.
Tôn Tẫn đi rồi, Trương Nghi và Tô Tần đều xin thầy xuống núi, theo chân hai anh mà lập công danh.
Quỉ Cốc buồn bã nói:
- Cứ trông theo tư chất hai con, thầy thấy có thể đắc đạo thành tiên được, sao lại còn mến trần tục?
- Cứ trông theo tư chất hai con, thầy thấy có thể đắc đạo thành tiên được, sao lại còn mến trần tục?
Tô Tần và Trương Nghi đồng thưa:
- Gỗ tốt không thể để vào một xó, gươm bén không để mãi trong bao. Anh em tôi theo thầy học tập là cốt giúp đời lập thân, chứ không nuôi ý thành tiên phong đạo cốt, xin thầy nhận lời.
- Gỗ tốt không thể để vào một xó, gươm bén không để mãi trong bao. Anh em tôi theo thầy học tập là cốt giúp đời lập thân, chứ không nuôi ý thành tiên phong đạo cốt, xin thầy nhận lời.
Thấy hai trò nhất định đòi ra đi, Quỉ Cốc thở dài, đành để cả hai theo đuổi ước nguyện.
Tô Tần và Trương Nghi từ biệt đi rồi, mấy hôm sau Quỉ Cốc than thầm: ”Thế thì còn quyển Thái Ất thần quẻ ta truyền cho ai đây?”
Than xong thần sư cẩn thận cất quyển sách vào rương đá, đậy nắp kỹ càng rồi rời thạch động đi mất.
4. Bàng Quyên là một người tài ba, anh ta đem lý thuyết dụng binh trị nước của Quỷ Cốc tiên sinh truyền dạy kể cho Huệ Vương nghe, nhà vua thử cử Bàng Quyên dẫn quân đi đánh các nước nhỏ xung quanh, nước Tề là nước lớn ở phương đông cũng bị đánh bại, phải chịu phục tùng cống nạp.
Huệ Vương ngày càng tín nhiệm Bàng Quyên. Nhưng Bàng Quyên canh cánh một mối lo về người sư huynh thông thạo "Tôn Tử binh pháp", nếu một khi được nước khác trọng dụng, thành đối thủ của mình thì mình sẽ thua. Chi bằng mời Tôn Tẫn về làm chung, Bàng Quyên bèn tiến cử với Ngụy Huệ Vương, nhà vua đồng ý. Cùng nhau làm việc khá lâu, phối hợp khá ăn ý. Nhưng trong lòng Bàng Quyên lại lo, thấy Tôn Tẫn giỏi như vậy, một ngày nào đó mình sẽ thất sủng, nên nghĩ ra một kế. Một hôm, Bàng Quyên cho người giả chữ viết của Tôn Tẫn, trong thư nói xấu Huệ Vương và muốn sang nước Tề, rồi Bàng Quyên cho bắt người đưa thư, dâng lên Huệ Vương. Huệ Vương thoáng chút nghi ngờ, vẫn chưa tin hẳn là Tôn Tẫn toan bỏ đi. Bàng Quyên khuyên Tôn Tẫn nên vào xin Huệ Vương đi về nước Tề thăm quê, nghe vậy thấy Tôn Tẫn nói vậy, Huệ Vương nổi giận, định giết Tôn Tẫn, nhưng Bàng Quyên ngăn, nói chỉ nên cắt xương bánh chè chỗ đầu gối để không đi lại được. Trong thâm tâm, Bàng Quyên muốn Tôn Tẫn chỉ mình toàn bộ Tôn Tử Binh Pháp xong rồi mới bức hại.
Sau khi Tôn Tẫn bị nhục hình, Bàng Quyên tỏ ra vô cùng thương xót đến đón Tôn Tẫn về nhà mình điều trị, Tôn Tẫn thấy vậy rất cảm động rồi hứa sẽ truyền "Tôn Tử binh pháp"cho Bàng Quyên. Một người coi ngục tốt bụng đã mách với Tôn Tẫn biết rõ sự thực. Lúc đó Tôn Tẫn mới bàng hoàng nhận ra lòng dạ Bàng Quyên. Trước sinh mệnh nằm trong tay tiểu đệ, Tôn Tẫn chợt nhớ lá bùa trước khi Quỷ Cốc cho, nói gặp nguy thì mở ra xem. Tôn Tẫn mở ra thì thấy ghi chữ “giả điên”, ông hiểu ra, bèn lên cơn diên dại. Bàng Quyên không tin cho đến khi tận mắt thấy Tôn Tẫn bốc phân lợn bỏ vào miệng ăn vui vẻ. Nên yên tâm bỏ qua, coi như đã diệt trừ được mối hậu hoạ...”
Các bạn đọc lại câu chuyện trên 1 lần nữa rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao Quỷ Cốc nói, phẩm chất quan trọng nhất của một người đàn ông là tính TRÁCH NHIỆM. Liên hệ bản thân hoặc bạn bè, gia đình....để chứng minh điều này. Có người nói, cách chọn đàn ông là dựa vào phẩm giá cao quý nhất này. Người bạn gái nên tìm bạn trai có trách nhiệm, vợ cần chồng có trách nhiệm, công ty cơ quan cần nhân viên có trách nhiệm, tổ quốc cần công dân có trách nhiệm....Bạn có đồng ý không? Viết trong 300 chữ đổ lại.
Câu 2: Giáo sư La Minh Phong của trường ĐH Thanh Hoa có lần nhận xét “Quỷ Cốc chính là hiện thân của trời đất, ông biết bản chất của Bàng Quyên, Tôn Tẫn nhưng vẫn đào tạo vì muốn tạo ra lịch sử. Lịch sử hay phim ảnh phải luôn có những cặp nhân vật đối lập, chính diện -phản diện”. Còn giáo sư Hoizumi của ĐH tổng hợp Tokyo, thì cho rằng “Tất cả chúng ta hiểu biết, đánh giá chỉ là một góc nhỏ của bức tranh này. Cuộc đấu giữa Bàng và Tôn là cuộc đấu trong bản ngã của mỗi người, kể cả tôi”.
Bạn đồng ý quan niệm nào hoặc bạn có thể đưa ra quan niệm riêng của mình về ba nhân vật này, viết ngắn gọn trong 150 chữ đổ lại.
Câu 3: Bạn quay clip (rõ mặt) trong 3 phút đổ lại, giới thiệu thành tích và thành tựu của bản thân. Bạn có thể chịu đựng mọi gian khó, dám nằm gai, nếm mật, thậm chí phải ăn cả phân lợn để thoát nạn như Tôn Tẫn không?
Bạn tự đánh giá mình có phải là tinh hoa không và vì sao chúng tôi nên chọn bạn. Sau đó, bạn vui lòng up lên youtube để Ban giám khảo xem, bạn gửi link qua email cho chúng tôi. Càng sáng tạo càng đánh giá cao nhé.
Hạn chót nộp: 30/11/2017
Kết quả thông báo: 30/12/2017
Chỉ dành cho sinh viên năm cuối và đã tốt nghiệp. Không vướng bận việc học hoặc việc làm. Có thể tham dự chương trình internship đúng hạn.
Kết quả thông báo: 30/12/2017
Chỉ dành cho sinh viên năm cuối và đã tốt nghiệp. Không vướng bận việc học hoặc việc làm. Có thể tham dự chương trình internship đúng hạn.
Email nhận bài dự thi: coffee.leplateau@gmail.com
Trân trọng thông báo.
ABOUT THE AUTHOR
tôi là ai . tỉnh nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét