Bố mẹ ở trước mặt con cái làm sao để ngầm thể hiện thái độ “kiếm tiền rất vất vả, nhà chúng ta không giàu có gì” đây?

 


Trong giáo dục gia đình, có hai thứ đặc biệt đáng sợ, gọi là “ý thức cho đi” và “ý thức hi sinh”
Một khi cha mẹ có “ý thức cho đi” và “ý thức hi sinh” đối với con cái, họ sẽ tự cảm thấy vô cùng khó khăn vô cùng to lớn, trong tiềm thức cho rằng con cái đang nợ mình. Khi mà ý thức này truyền đến con, con sẽ theo đó sinh ra áy náy bứt rứt, đi cùng nó là thiếu cảm giác an toàn.
Ăn một bữa KFC – bữa này tốn bao nhiêu phần lương.
Mua một món đồ chơi – vì món đồ chơi này của con mà ba mẹ muốn mua gì cũng không mua được nữa.
Mỗi niềm vui nhỏ bé của con trẻ, mỗi nguyện vọng được thực hiện, đều mang theo cảm giác áy náy. Sau này lớn lên, đứa trẻ có thể sẽ ngày càng kìm nén bản thân, vì không muốn thêm áy náy, cho nên lại ngày càng không còn thêm nguyện vọng. Ngay cả khi tiếng lòng bị đè nén đến mức thấp nhất rồi, sẽ hy vọng ít đi chút nữa ít đến thấp nhất thậm chí không còn gì cả, cha mẹ vẫn nói:
Nuôi nấng con, cho con đi học, ba mẹ có biết bao khó khăn.
Khi sinh con ra, mẹ phải chịu không ít thiệt thòi, không ít khổ sở.
Quả này mẹ chỉ ăn một miếng là hết, tất cả đều để lại cho con, chỉ có một tí thế này đã bao nhiêu là tiền, rõ là đắt.
Mấy câu này tôi thuận miệng nói thôi, năm này qua tháng nọ, sẽ hằn sâu vào một đứa trẻ bao nhiêu, là cha mẹ không nghĩ tới, hay là không muốn tin.
Có những bài báo về các bà mẹ thích ăn đầu cá (*), tôi khuyên mọi người không nên đọc, đọc rồi cũng đừng cố bắt chước.
(*) Có câu chuyện về gia đình nghèo, bà mẹ chỉ ăn đầu cá rồi nhường hết thịt cá cho con, khiến cho đứa trẻ nghĩ mẹ thích ăn đầu cá, dù muốn ăn thử cũng không nói. Sau này mới nhận ra mẹ cố ý dành hết phần thịt cho mình. Ý chỉ những bà mẹ hết mực hy sinh vì con.
Nếu đứa trẻ mỗi lần ăn cá đều nghĩ mẹ không có gì ăn, chỉ để dành cho mình, thì khi ăn hết con cá này thứ lớn nhất nhận được là xương cá mắc trong cổ họng. Tiền cho con cá này để lãng phí rồi, không chỉ lãng phí, còn đè lên tâm lý con trẻ một gánh nặng.
Cha mẹ một học sinh của tôi, có một lần đến trường tìm tôi, nói rằng phòng của con họ vô cùng vừa bãi, mỗi ngày bà ấy đều phải tốn rất nhiều thời gian dọn dẹp, cực kỳ mệt. Ngay cả khi bà ấy mệt như vậy, đứa trẻ cũng chẳng nhận thức được, nói nó vài câu là lại bỏ ăn, luôn tỏ thái độ, mong cô giáo dạy dỗ giúp.
Tôi gọi đứa trẻ đến phòng làm việc, hỏi cậu bé: “Con có cần mẹ thay con dọn phòng mỗi ngày không?”
Học sinh trả lời: “Con không cần. Mỗi lần mẹ con dọn phòng xong là chẳng tìm thấy đồ đâu. Con đã nói là không cần rồi, mẹ con vẫn cứ dọn.”
Bà mẹ ngây ra. Bà không nghĩ tới giáo viên chủ nhiệm cấp 3 lại dùng cách đơn giản như vậy giải quyết vấn đề.
Tôi nói: “Không chỉ là thay cậu bé dọn phòng, tất cả, tất cả những gì mà chị không tự muốn làm, một việc nhà mà trong lòng chị cảm thấy hy sinh thiệt thòi, chị đều có thể không cần làm. Hoặc nói là, nếu có một ngày, cậu bé chủ động nhờ chị dọn phòng giúp, mà trong lòng chị không muốn, chị cũng có thể từ chối. Việc không vui, không cần làm. Xin đừng vừa cố gắng làm lại vừa quở trách chồng con, như thế chỉ làm chị càng mệt mỏi. Thực ra có rất nhiều lúc họ mong chị không cần làm gì cả, chỉ cần chị lúc nào cũng vui vẻ bình yên là đủ rồi. Như thế so với việc chị đảm đương mọi việc nhà nhưng lại luôn cằn nhằn quở mắng họ, sẽ khiến họ dễ chịu hơn nhiều. Trong cuộc sống gia đình mỗi chúng ta, chị đã cam tâm tình nguyện làm việc gì thì xin đừng phàn nàn, đừng thấy thiệt thòi, vì đây là điều chúng ta nguyện ý làm. Nếu có việc vừa thiệt thòi vừa phiền phức, chị không cần làm. Chị tin tôi đi, chị không nấu cơm thì họ sẽ không thực sự để mình đói chết đâu, chị không giặt quần áo, họ cũng sẽ không có ngày nào không mặc gì ra đường. Tự mình động tay động chân, so với không cần làm gì nhưng lại phải nghe mắng cả ngày thì vui vẻ hơn nhiều. Cảm thấy không vui thì nghỉ làm (việc nhà), thà làm một người phụ nữ vụng về còn hơn một người thù dai.”
Bà mẹ hơi sững người, nói rằng sẽ từ từ suy nghĩ, vội vàng từ biệt ra về, có vẻ là không vui rồi. Bởi vì “ý thức cho đi” và “ý thức hy sinh” không được công nhận và ủng hộ ở chỗ tôi.
Ngày thứ hai học sinh đến, cậu bé đã nói với cha mình những lời của tôi, cha cậu nói: “Cuối cùng cũng gặp được người hiểu rồi.”
Đương nhiên, tình huống khác là người nhà lại tự nguyện nghe quở trách nghe lải nhải. Nếu như bạn vừa làm việc nhà vừa cằn nhằn, mà người nhà lại vừa xem TV vừa nghe bạn cằn nhằn, các bạn hai phía đều thấy vui vẻ, như vậy cũng không tệ, trường hợp ngày không trong phạm vi thảo luận.
Kết thúc ví dụ, quay lại vấn đề chính.
Trước khi sinh con hãy suy nghĩ kỹ, đứa trẻ này có phải là bạn nguyện ý sinh không? Sau khi sinh rồi liệu có gánh vác được quá trình trưởng thành của con. Về mặt tinh thần, về mặt tài chính,… mặt lớn là giáo dục, mặt nhỏ là mua đồ chơi, ăn McDonald’s, đi khu vui chơi hay là ngồi bập bênh,…
Con là tự nguyện sinh, đừng luôn cường điệu rằng sinh con ra ta phải chịu bao nhiêu đau bao nhiêu khổ, đừng hết lần này đến lần khác nói ba mẹ vì sinh con ra phải cho đi bao nhiêu bao nhiêu, khó khăn như thế nào,… đừng mua cho con đồ chơi ăn McDonald’s đi khu vui chơi ngồi bập bênh rồi lại nói tiền này ba mẹ cần bao nhiêu bao nhiêu vất vả kiếm trong bao lâu bao lâu.
Cho nên, “ý thức cho đi” và “ý thức hy sinh” này ngoài việc khiến đôi đên đều cảm thấy nặng nề ra, thì chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Mà nói điều này với con cái, rằng ba mẹ vì con cần vất vả làm việc bao nhiêu, hoàn toàn không có lý lẽ.
Không có con cái thì bạn không làm việc nữa à?
Nếu đúng như vậy, trước khi sinh con xin hãy tự hỏi bản thân, bạn muốn chọn không làm việc, hay là chọn làm việc sau khi sinh con.
Tự mình lựa chọn, tự mình gánh vác.
Bất kể là chọn cái nào, cam tâm tình nguyện là được. Đừng chọn sinh con rồi ngày ngày lại vì công việc khổ cực mà mắng mỏ con cái.
Sinh con đau, không phải lỗi của con.
Kiếm tiền vất vả, cũng không phải lỗi của con.
Chúng không nên vì điều này mà cảm thấy chất đầy tội lỗi.
Mà người làm cha mẹ như bạn, cũng phải hiểu rằng, đây là lựa chọn của bạn, bạn có thể cảm thấy niềm vui từ lựa chọn của mình, lúc này bạn sẽ cảm thấy dù có vất vả nhưng cũng rất đáng giá, rất vui vẻ.
Giống như trước kia tôi vẫn luôn nói với cô bạn thân của mình, trên thương trường người ngốc nhất không phải người tiêu tiền không chớp mắt, cũng không phải người không dám tiêu tiền, mà là người cứ mãi run rẩy do dự bỏ tiền ra, mua xong rồi lại nhìn thế nào cũng không ưng.
Tiền cũng tiêu rồi, lại cứ bỏ lỡ niềm vui, thế có oan uổng không?
Mua đồ, sinh con, đều như vậy.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét