Khi nào thì bạn bắt đầu nhận ra chênh lệch giữa người với người lớn đến mức không thể vượt qua?

 

01.

Năm 3 năm 4 đại học, tôi đến Bắc Kinh học trao đổi. Lúc đó làm tôi ấn tượng sâu sắc nhất không phải là giáo viên giỏi đến mức nào, bạn học thông minh ra sao, mà chính là bầu không khí mà tất cả mọi người đều đang liều mạng nỗ lực mang lại. Ví dụ dù đã thi cuối kỳ xong nhưng đèn trong phòng tự học lúc nào cũng sáng, lớp học lúc nào cũng chật ních người, 20 phút đổi tiết thì khắp nơi đều là hình ảnh mọi người vừa chạy vừa gặm bánh mì. Ai cũng không có ý kiến gì về vấn đề thời gian gấp rút mà là điên cuồng lao đầu vào học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Trong mắt tôi, họ sẽ cứ mãi tràn đầy ý chí phấn đấu như thế. Mỗi lần bàn luận về các cuộc tranh tài thì ai cũng đều rất hưng phấn, mỗi ngày từ lúc mở mắt liền bận tối tăm mặt mũi đến 2 giờ sáng mới ngủ là chuyện bình thường. Không có ai oán trách bản thân sao quá cực khổ, cũng không có ai oán trách cuộc sống sao quá khó khăn, tuy lúc nào họ cũng bận đến gà bay chó chạy nhưng lại cảm thấy cực kỳ vui vẻ.

Tôi vẫn nhớ mãi loại trạng thái tinh thần học tập cao độ tản mác ra từ họ, nó đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, tuy rằng tôi và những sinh viên đó khác biệt rất xa, nhưng không hề trở ngại việc nó kích thích tôi lấy đó làm gương. Tuy nhiên tôi cũng đồng thời ý thức được rằng, đây chính là sự chênh lệch giữa tôi và họ.

Đến bây giờ tôi cũng không thể miêu tả rõ ràng sự chênh lệch này, chỉ đến dạo gần đây tôi đọc được một đoạn văn trong quyển “Tinh tiến” có nội dung thế này: “Tiêu chuẩn của những người trưởng thành đến từ chính nội tâm của họ, nhưng đa số lại xuất phát từ môi trường sống xung quanh. Sinh viên của một trường đại học tầm trung, sẽ tự giác hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân để thích ứng với hoàn cảnh, giảm bớt sự bất đồng giữa mình và môi trường xung quanh, nhưng cách làm này e rằng chính là nhược điểm chí mạng ảnh hưởng đến cả cuộc đời họ.”

“Những người thi vào các trường đại học hạng hai hạng ba, bởi vì đã trải qua cảm giác thất bại khi thi đại học, vị trí của họ cũng đã được định sẵn theo tiêu chuẩn của hoàn cảnh, các giáo viên cư xử không đúng với chức trách đã gợi lên sự tuyệt vọng với tương lai cùng với tác động của bầu không khí buông thả của bạn học cùng lớp, đều dễ dàng khiến họ tự cảm thấy hài lòng mà sống qua ngày với một tiêu chuẩn thấp như thế.”

Thật ra mỗi một người khi bước vào môi trường đại học đều bị bào mòn mất tâm thái nỗ lực học tập, các trường top hay hạng hai hạng ba đều có học sinh giỏi, cũng đều có những học sinh nỗ lực phấn đấu học tập, nhưng tại sao càng ngày họ càng cảm thấy chán nản? Nguyên nhân chính là mấy câu trong quyển sách “Tinh tiến”: “...sẽ tự giác hạ thấp tiêu chuẩn của mình để thích ứng với hoàn cảnh, giảm bớt sự bất đồng giữa bản thân và môi trường xung quanh, tự cảm thấy hài lòng mà sống qua ngày với một tiêu chuẩn thấp như thế.”

02.

Tại sao những doanh nghiệp lớn lại thích những sinh viên trường top hơn? Lúc đó tôi cảm thấy rất khó chịu, sinh viên trường thường cũng rất nỗ lực mà, tại sao phải nhất định là trường top mới chịu tuyển?

Lăn lộn ngoài xã hội một thời gian dài tôi mới hiểu, thật ra yêu cầu của các doanh nghiệp lớn không phải là GPA cao hay thấp, mà chính là trạng thái tinh thần tồn tại trong đó.

Giống như một đoạn văn trong quyển “Những người trẻ lương hàng tỷ đồng một năm sống như thế nào?” miêu tả: “Những người kiếm được mấy tỷ đồng một năm như thế, dù lưởng bổng rất cao nhưng vẫn lựa chọn làm việc đến nửa đêm, hơn nữa trạng thái của họ không ai giống ai, mỗi ngày đều vì bản thân đã cống hiến ít nhiều cho cuộc đời mà cảm thấy phấn khởi, suy nghĩ cực kỳ tích cực. Sự cực khổ của họ không gọi là khổ, cũng không phải vì tiền. Sự cực khổ này là do bản thân họ nhận được trên con đường nỗ lực thực hiện hoá ước mơ mà có được niềm vui vô hạn. Thế giới này chính là một nhóm người làm việc bất kể ngày đêm, nhóm còn lại thức dậy phát hiện thế giới thay đổi rồi."

Cuộc sống và công việc của những người bình thường như chúng ta thì thế nào?

Đi làm bị giao nhiều việc hơn một chút thì bắt đầu la hét đòi công bằng, bản thân không hợp ý cái gì cũng oán trách cấp trên và công ty, tan làm đọc được vài trang sách đã thấy mình rất có tiến bộ, cực khổ mới mấy ngày đã nghĩ đến lúc hưởng thụ cuộc sống rồi, tăng ca vài ngày thì lại nghĩ rằng đang bị bóc lột sức lao động, gặp phải những vấn đề nhỏ nhặt liền buồn bực không vui cả ngày như đất trời sụp đổ. Nhìn thấy những người tài giỏi thì hâm mộ không thôi nhưng bản thân thì cứ như trúng phải lời nguyền mà tiếp tục lười biếng. Tất nhiên, sinh viên trường top không chắc là sẽ giỏi 100%, nhưng đa số thì một người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ môi trường họ sống. “Tinh tiến” có một câu như thế này: “Một sinh viên đại học tầm trung có thể dũng cảm yêu cầu bản thân theo chuẩn mực của sinh viên các trường danh tiếng mới là cách làm đúng đắn, người này chắc chắn sẽ đạt được những thành quả to lớn từ quá trình gian nan đó.”

Tôi gửi câu văn đó cho một vị giảng viên đại học, cô ấy nói với tôi: “Rất khó, cô cũng yêu cầu sinh viên của cô như thế, nhưng đẳng cấp khác biệt quá lớn, đa số các bạn đều không hiểu, có lẽ chỉ có những sinh viên đã tốt nghiệp mới có thể hiểu được, nhưng có khi sinh viên đã tốt nghiệp cũng chưa chắc có thể lý giải rõ ràng vấn đề này. Số đông khi còn đi học đều không có yêu cầu gì với bản thân, sau khi bước vào xã hội ồn ào phức tạp càng cảm thấy khó dung hòa. Vì thế những người cố gắng luôn cảm thấy không hòa nhập được với họ.

03.

Vài ngày trước tôi về quê, chị gái hỏi tôi sự khác biệt rõ rệt nhất giữa Bắc Kinh và các đô thị loại II, III là gì, tôi trả lời: “Càng tài giỏi, càng cố gắng; càng giàu có, càng tiến bộ.”

Sau khi ra xã hội được 9 10 năm, sự khác biệt về mặt giáo dục như nền tảng học lực hay danh tiếng của trường đại học đều dần trở nên mờ nhạt, quan trọng là sự cạnh tranh về kinh nghiệm cá nhân, sự từng trải cùng với mức độ biến hóa của xã hội. Có nhiều người chất lượng cuộc sống càng ngày càng tốt, nhiều người khác thì càng đi càng mất phương hướng, càng sống càng cảm thấy khó khăn. Mà nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt này chính là tinh thần nội tại. Nói một cách đơn giản, thái độ quyết định hành vi, hành vi quyết định kết quả. Bạn là một người tích cực có chí tiến thủ hay là một người lười nhác hay oán trách sẽ trực tiếp quyết định toàn bộ cuộc sống về sau của bạn.

Tinh thần nội tại của một người lúc này phân nửa là đến từ những yêu cầu và sự thay đổi của bản thân sau khi bước vào xã hội, nửa còn lại là do tư tưởng và thói quen sống từ nhỏ đến lớn dưỡng thành. Tỉ lệ ảnh hưởng của nguyên do đầu cực kỳ lớn, nhưng phải nỗ lực hơn rất nhiều. Chúng ta thấy ngoài xã hội có rất nhiều người học lực bình thường nhưng bước vào xã hội một thời gian thì lại trở thành những tinh anh ưu tú, bằng vào sự rèn luyện và phát triển bản thân không ngừng nghỉ mà trùng tu một phiên bản hoàn hảo hơn. Một nhóm người khác xuất thân từ những trường đại học danh tiếng ngay từ đầu đã đặt ra cho mình những tiêu chuẩn và yêu cầu hà khắc, bản thân họ cũng trưởng thành trong môi trường như vậy, bạn học và đồng nghiệp cũng như thế. Nhưng cho dù những người này giàu có như thế nào, họ đều rất cố gắng, rất phấn đấu. Loại vươn lên này vẻn vẹn không chỉ là bản thân tiến bộ mà cũng có thể thấy được ở bạn đời cùng với con cái của họ.

Mấy ngày trước tôi có cùng một người bạn trò chuyện, cố ấy là người nổi tiếng, ông xã là nhiếp ảnh gia có tiếng trong nghề, có một cô con gái khoảng 5 6 tuổi. Cô ấy nói đợi con gái lớn hơn sẽ cho con đi học nhiều lớp năng khiếu như múa, piano, mỹ thuật, taekwondo,… Có lẽ bạn sẽ nói rằng: Nhìn con gái học cực khổ như vậy bạn sẽ vui vẻ sao? Đáp án là cô con gái lại cực kỳ vui vẻ, mỗi ngày đều như một tiểu công chúa, tan học ở trường mẫu giáo sẽ háo hức đi học các lớp năng khiếu, còn thường chủ động đề nghị con muốn học cái này, muốn học cái kia, bạn của tôi thấy không đủ thời gian nên lừa cô bé sau này lớn hơn sẽ được học.

Bạn cảm thấy cực khổ là vì bạn cho rằng việc học tập và cuộc sống đều rất cực mới nghĩ rằng một đứa trẻ học nhiều như vậy chắc chắn rất khổ. Mà trong cuộc sống của những người như vậy, vì sự hiếu kỳ với cuộc sống và sự kiên cường trong nội tâm sẽ càng nỗ lực phấn đấu, tích cực tiến tới. Vì thế họ xem đó chỉ là việc thường tình, cũng là lẽ tất nhiên trên đời.

Thật khó để giảng giải một cách rõ ràng chính xác rằng trường top và trường tầm trung khác nhau cái gì, là đầu ra và thu nhập sau tốt nghiệp hay là chất lượng cuộc sống không giống nhau. Nhưng nếu đổi một góc độ khác, nhìn từ cách thức tư duy và thái độ làm việc, sự tiến bộ, sự tự hạn chế, sự tích cực, lòng dũng cảm mà trường top mang lại ảnh hưởng đến có thể là một đời, thậm chí là mấy đời. Tiền của rất khó để dành lại cho thế hệ sau, nhưng truyền thống tinh thần sẽ mãi mãi được lưu truyền. Thật ra sinh viên của những trường bình thường khi bước vào xã hội cũng đạt được những thành tựu xuất chúng, cũng tỏa ra tinh thần và khí chất của những người thành đạt sau khi trả giá bằng sự nỗ lực và phát triển để hoàn thiện bản thân. Họ và những tinh anh xuất thân từ những trường đại học danh tiếng, cùng nhau khuấy động vũ đài cuộc sống, tự sáng tạo nên những vinh quang của riêng mình.

Tất nhiên, những người bình thường, không có thành tựu gì như chúng ta phải làm sao đây? Như câu nói: “Những sinh viên bình thường của những trường đại học tầm trung tự đặt ra yêu cầu cho bản thân theo tiêu chuẩn của những sinh viên các trường danh tiếng, người bình thường yêu cầu bản thân theo tiêu chuẩn của người tài giỏi, cho dù không thể trở thành những người tài hoa xuất chúng đi chăng nữa thì chắc chắn cũng sẽ sống đúng một cuộc đời không lãng phí.

Tôi đọc trong quyển “Tinh thần đông phương mới” một câu như thế này: “Bạn phải ép buộc bản thân theo tiêu chuẩn của những người tài giỏi, không ngừng bước đi về phía họ, kéo gần khoảng cách giữa các bạn. Thời điểm mà bạn cảm thấy mình đủ năng lực trở thành một phần trong số đó chính là lúc bạn đã trở thành một người tài giỏi thật sự."


Share this:

ABOUT THE AUTHOR

tôi là ai . tỉnh nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét